Chó Husky: Thông Tin Đặc Điểm, Giá Dòng Thuần Chủng, Lai

Với vẻ ngoài lạnh lùng, thanh lãnh cùng tính cách cá tính, năng động, phóng khoáng, việc sở hữu một em chó Husky là niềm mong ước của rất nhiều người yêu thú cưng ở Việt Nam và trên toàn thế giới.

Husky được săn lùng rất nhiều, nhiều người không ngại bỏ nhiều tiền, nhiều thời gian và công sức để nuôi dưỡng một bé Husky bên mình.

Vậy Husky có sức hấp dẫn đặc biệt gì, bài viết cùng tìm hiểu về loài chó độc đáo này nhé!

Nội dung

Nguồn gốc của chó Husky:

Nguồn gốc hình thành giống chó Husky
Nguồn gốc hình thành giống chó Husky

Cái tên Husky không còn quá xa lạ trong cộng đồng những người yêu động vật nhưng thực chất giống chó này có nguồn gốc từ đâu lại là câu hỏi chưa nhận được nhiều giải đáp.

Ít ai biết rằng bé Husky ngáo lại còn nguồn gốc là “Vua sói tuyết” của vùng rừng núi Taiga Siberia nước Nga cổ kính.

Husky tên đầy đủ là Husky Sibir là một loại chó có tổ tiên gần với chó Samoyed và loài Alaska Malamuete do cùng có xuất phát điểm từ vùng Siberia, phía Đông Bắc nước Nga, nơi được mệnh danh có thời tiết giá lạnh nhất thế giới.

Bé cưng Husky đang được ưa chuộng từ nhiều hộ gia đình trên toàn thế giới hiện nay lại là loài chó đã được lai tạo từ tộc người Chukchi vùng Đông Bắc Á để thích nghi dần với cái lạnh. Chúng đã hỗ trợ con người rất nhiều trong việc kéo xe hàng trượt tuyết.

Sau này, khi máy móc ra đời hỗ trợ con người, chúng được Hiệp hội chó Mỹ AKC xác minh trở thành vật nuôi trong nhà, thú cưng được toàn thế giới chính thức công nhận trong đó có Việt Nam.

Đặc điểm ngoại hình của chó Husky:

Những chú cún cưng Husky có đặc điểm gì nổi bật so với các loại vật nuôi khác hay so với hàng trăm giống chó khác trên thế giới. Cùng lý giải qua những đặc điểm ngoại hình thu hút sau:

Đôi mắt:

Các bé chó Husky có đặc điểm một đôi mắt hơi xếch, tựa như quả hạnh nhân, tràn đầy tính hoang dã mà không kém phần lạnh lùng.

So với “hàng xóm” Alaska, các bé Husky có màu mắt cực đa dạng: xanh da trời, nâu hổ phách, xanh nước biển, nâu và cả màu xanh lá cây.

Đặc biệt, có một số bé chó Husky lại có hai bên mắt là hai màu riêng biệt, đặc thù có trường hợp mắt là sự pha trộn giữa hai màu: một nửa màu xanh và một nửa màu nâu.

Kích thước:

Ngoại hình một em Husky ngáo sẽ như thế nào?
Ngoại hình một em Husky ngáo sẽ như thế nào?

Nhìn chung, chiều cao của những chú chó Husky trung bình sẽ tầm 53cm đến 55cm cùng cân nặng rơi vào khoảng 20 đến 25kg, chúng có vóc dáng nhỏ hơn nhiều so với người anh em Alaska.

Tuy vậy, đừng quá ngạc nhiên khi nhìn thấy một bé chó cao tới 58cm hay sở hữu cân nặng lên tới 27kg, đây là kích cỡ rất bình thường ở một chú Husky đực.

Một điểm đặc biệt nữa, màu mũi của Husky sẽ đi kèm bộ với màu lông, chẳng hạn lông màu xám thì mũi sẽ màu đen, lông màu đen thì mũi sẽ màu nâu, lông nâu đỏ thì mũi sẽ đỏ thẫm hay lông màu trắng thuần thì mũi sẽ có một màu trắng nhạt.

Đôi tai:

Phần tai chó Husky đặc thù hình tam giác, to vừa phải và khá cân đối so với tổng thể gương mặt, lông tai mềm và mượt, mịn như nhung.

Bộ lông:

Giống như Alaska, chú chó xứ lạnh Husky thuộc dòng học di truyền Spitz cũng có bộ lông hai lớp rất dày với đặc điểm lông bên trong ngắn, mềm, giữ ấm cơ thể còn lông bên ngoài cứng và dài hơn, không thấm nước.

Thông thường và phổ biến nhất, người ta thường hay bắt gặp một chú chó Husky có màu trắng – đen.

Đuôi Husky:

Đuôi của Husky thì khá dài và rậm bởi một lớp lông xù. Theo đó, phần chỏm đuôi của chúng có lông màu đốm trắng, xinh xắn như cục bông.

Khi vào giấc ngủ, Husky thường có thói quen vòng đuôi qua phần mõm để giữ ấm và cụp đuôi xuống khi không hoạt động hay đuôi cong lên khi chạy nhảy, vui chơi.

Lưu ý về cách chăm sóc giống chó Husky:

Được thịnh hành trên thế giới nhưng mỗi nơi lại có phong tục tập quán khác nhau. Vì thế, để tạo dựng cho Husky một môi trường sống tốt nhất, người nuôi nên chú ý các điểm sau:

Môi trường, khí hậu:

Lưu ý về đặc điểm môi trường khí hậu nuôi Husky
Lưu ý về đặc điểm môi trường khí hậu nuôi Husky

Husky vốn xuất thân từ vùng lạnh, nhiệt độ hàng năm ở mức âm. Đây là một thách thức lớn với nhiều chủ đang cư trú tại vùng khí hậu nóng, ẩm trong đó có Việt Nam.

Giải pháp ở đây là bạn nên mua Husky khi vào mùa lạnh để tiện chăm sóc, cho chúng vào bóng râm, điều hoà, thậm chí là ăn kem để giảm nhiệt và tuyệt đối tránh nắng nóng gây sốc nhiệt.

Dinh dưỡng:

Để Husky phát triển tốt nhất, chế độ dinh dưỡng cũng là một vấn đề đáng lưu tâm.

Người nuôi nên bổ sung các vitamin cần thiết để duy trì thị lực, bổ sung carbonhydrate để tăng cường hệ tiêu hóa, tăng sự chắc khỏe bởi chất khoáng hay bảo vệ miễn dịch với chất béo.

Những dưỡng chất này, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thông qua thịt, hoa quả và các loại hạt.

Cụ thể, bạn nên chia thành các giai đoạn để bổ sung dinh dưỡng cho em chó nhỏ này, từ 4 đến 5 cữ ăn khi còn bé đến còn 3 cữ ăn mỗi ngày khi đủ 6 tháng tuổi, từ cháo loãng với sữa ấm rồi bổ sung dần các chất dinh dưỡng thiết yếu và tăng khẩu phần ăn khi trưởng thành.

Cách huấn luyện:

Thực chất, Husky khá cứng đầu và bướng bỉnh do tập tính bầy đàn.

Nhưng đừng lo, chỉ cần huấn luyện đúng cách, bé chó sẽ trở nên ngoan ngoãn và nghe lời chủ thông qua các thói quen thường nhật.

Tóm lại, ngay từ đầu tiếp xúc, bạn nên chỉ dẫn bé các thói quen tốt, chú ý dành thời gian và nhẫn nại kiên trì để “thuần hóa” bé Husky của mình.

Tập tính, thói quen của Husky “ngáo” là gì?

Husky đã quen với tập tính sống bầy đàn nên thích được đi dạo hàng ngày, thích được giao tiếp, trò chuyện với mọi cá thể xung quanh.

Husky rất ghét không gian trói buộc, tù túng điều này sẽ khiến chúng quậy phá vì “cuồng” chân.

Ngoài ra, Husky ngáo còn có thói quen bật nhảy và khả năng săn mồi cực tốt

Một số bệnh chó Husky thường gặp nhất:

Các bệnh thường gặp ở chó Husky
Các bệnh thường gặp ở chó Husky

Husky cũng không tránh khỏi mắc bệnh, dưới đây là 3 căn bệnh thường gặp nhất, bạn nên lưu tâm và có cách ứng phó kịp thời.

Bệnh loạn sản xương hông:

Đây là chứng bệnh chung của nhiều loài chó. Ở Husky, bạn có thể dễ dàng phát giác trong 2 năm đầu khi biểu hiện các khớp nối trong và ngoài phát triển khác thường.

Khi đó, Husky sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển, đau đớn, trật khớp, lệch khớp, viêm khớp, nghiêm trọng hơn là thoái hóa hay thoát vị đĩa đệm.

Loạn giác mạc:

Đây là một căn bệnh về mắt hay gặp ở Husky giai đoạn 4 tuổi.

Bệnh này là do hiện tượng dị khoáng chất có màu trắng đục bị đọng lại trong giác mạc ảnh hưởng đến thị lực và tầm nhìn.

Đục thủy tinh thể:

Đây cũng là một căn bệnh ở mắt thường gặp. Chúng là hệ quả bởi tuổi tác hoặc nhóm giống di truyền. Khả năng cao, bệnh có thể dẫn đến mù.

Bạn nên lưu tâm đến biểu hiện của bé chó để kịp thời thăm khám và đưa ra giải pháp tốt nhất, tránh để quá lâu hay để bệnh phát tác phức tạp sẻ ảnh hưởng rất lớn đến bé Husky.

Chó Husky có giá bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường Việt Nam đang giao bán chó Husky đẹp theo hai loại mức giá:

Đối với Husky thuần chủng:

Bé chó này thông thường sẽ rơi vào khoảng 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng một em.

Đối với Husky lai:

Dòng Husky đã được lai tạo sẽ có chênh lệch thấp hơn một chút so với loại trên, rơi vào khoảng 3 đến 5 triệu một em.

Cách phân biệt chó Husky và chó Alaska khi mua:

Cùng có ngoại hình khá tương đồng như trùng màu lông hay phần mõm và 4 chi đều có điểm lông màu trắng đặc thù. Hơn nữa, hai loại chó “hàng xóm” đến từ vùng núi lạnh giá tổ tiên chó sói Bắc Cực nên Alaska và Husky hay bị nhầm khi phân biệt.

Để phân biệt chúng, bài viết sẽ mách bạn một vài mẹo dưới đây:

Chiều cao:

Dựa vào chiều cao có phân biệt được Husky và Alaska không?
Dựa vào chiều cao có phân biệt được Husky và Alaska không?

Alaska thường nặng hơn Husky cùng kích cỡ to lớn hơn rất nhiều. Ngoài ra phần đầu Husky gọn gàng, thanh thoát hơn trong khi Alaska lại có lớp lông dài và khá xù nên trông to bành hơn rất nhiều.

Bộ lông:

So về bộ lông, lông của Husky có phần mềm mượt hơn trong khi của Alaska lại dài và dày hơn rất nhiều.

Đặc biệt ở phần đuôi, Alaska đuôi lúc nào cũng cong lên trông rất quý phái còn Husky đa phần cụp xuống toát ra vẻ lạnh lùng, thanh lãnh.

Màu mắt:

Như đã giới thiệu, mắt Husky là sự pha trộn của khá nhiều tông màu xanh, nâu trong khi một chú Alaska thì chỉ có màu nâu đen với giống chó thuần chủng.

Tính khí:

Về tính khí của bé Husky, xếp hạng thứ 45 trên thế giới, Husky khá thông minh và trung thành. Bên cạnh đó, chúng cực kỳ nhanh nhẹn và dễ thương.

Husky thường được lòng rất nhiều em nhỏ do tính hoà đồng, năng động và hoạt bát, đặc biệt chúng khá tinh nghịch.

Do đó, Husky được xem rằng có phần bướng bỉnh và khó bảo hơn Alaska.

Husky mang đặc tính của những bé chó Phương Bắc cổ điển: thông minh nhưng lại độc lập và bướng bỉnh. Được mệnh danh là bậc thầy đào tẩu, bạn nên chú ý đến bé chó nhà mình để tránh trường hợp Husky bỏ nhà ra đi.

Cũng khá thông minh và trung thành, tuy nhiên các chú chó “quý phái” Alaska thường được nuôi trong nhà hơn do tính cách hiền lành, ngoan ngoãn.

Dẫu vậy Husky cũng không chỉ bướng bỉnh đâu nha, chúng chỉ thực sự giận dữ khi bị chiếm thức ăn, chỗ ngủ mà thôi còn lại cũng rất dễ thương, ngoan ngoãn và hiểu chuyện nên được người lớn rất yêu quý.

Chỉ cần 4 đặc điểm trên, chắc chắn từ giờ bạn đã có thể dễ dàng phân biệt được hai giống chó này rồi.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về loài chó lạnh lùng xức Bắc “Husky Ngáo”.

Milu Xinh hy vọng với những thông tin về đặc điểm ngoại hình, nguồn gốc xuất thân hay các lưu ý trong công cuộc chăm sóc một chú chó Husky đã đem đến cho bạn một cái nhìn tổng thể về việc chăm nuôi em chó này. Husky là một người bạn đồng hành không tồi đâu nha!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
0