Cu gáy là giống được dân chơi chim nuôi khá nhiều hiện nay. Chúng thuộc họ bồ câu và có môi trường sống rất rộng, trải dài khắp các vùng nước ta. Vì thế, để sở hữu một chú chim cu gáy trong nhà là điều khá dễ dàng. Tuy nhiên, cách nuôi cu gáy nhanh nổi thì không phải ai cũng biết. Cũng giống như việc nuôi chim chào mào thì việc chăm sóc cu gáy cho đến khi chúng biết gật gù cúc cu cũng cần rất nhiều thời gian và kinh nghiệm thực chiến. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn đọc cách chọn giống và chăm sóc cu gáy để chúng phát triển tốt nhất giúp các bạn có thể nuôi được chú chim này.
Nội dung
Chọn mua giống chim và lồng nuôi cu gáy
Chọn giống chim Cu gáy
Bất kỳ loài vật nuôi nào cũng vậy, đầu tiên chúng ta cần biết cách chọn giống và chăm sóc chúng trong suốt quá trình phát triển. Nếu bạn tìm được một ổ chim cu non, chưa biết bay, còn nhiều lông tơ thì quá tuyệt vời. Còn không bạn cũng có thể mua từ người khác nhưng chỉ chọn những con chưa mọc hoặc mới mọc cườm thôi nhé.
Lồng nuôi chim Cu gáy
Với lồng nuôi cu gáy, bạn nên chọn lồng đơn và nuôi một con duy nhất trong đó. Kích thước phù hợp với lồng cu gáy sẽ là 40x60cm. Ngoài ra, nhằm giúp cho chim cu không chú ý tới môi trường xung quanh và được yên tĩnh thì bạn cũng cần làm thêm 2 màng vải bao quanh.
Chế độ dinh dưỡng khi nuôi chim cu gáy
Khi chim cu gáy còn non
Lúc này, cu gáy khá nhạy cảm và rất nhát nên bạn không nên quá quan trọng vào vấn đề dinh dưỡng mà chỉ cần cho chim ăn thóc là được. Mỗi ngày hãy bỏ một lượng thóc cùng nước uống vừa đủ vào lồng kết hợp theo dõi xem mức độ tiêu thụ thức ăn của chim trong khoảng 1 đến 2 tháng.
Khi chim cu gáy đang phát triển
Thức ăn cho chim cu gáy chủ yếu là thóc nhưng để cân bằng mức độ dinh dưỡng tốt nhất cho chim, bạn nên bổ sung thêm một lượng thức ăn bổ sung vào thực đơn hàng ngày của nó.
- Đỗ tương giúp chim nâng cao sức đề kháng.
- Lạc, vừng giúp chim mượt lông hơn.
- Đậu xanh lại có khả năng ngăn ngừa cảm cúm cho chim.
Những thực phẩm này bạn hoàn toàn có thể tự mình chế biến nếu lo ngại về vấn đề vệ sinh khi mua ngoài hàng. Bên cạnh đó, thi thoảng cũng nên cho cu gáy ăn hỗn hợp từ đất ụ mối, vỏ trứng và sỏi xay nát, tất cả hoà với nước muối loãng. Hỗn hợp này giúp chim dễ tiêu hoá và cải thiện khả năng hấp thụ hơn.
Chế độ sinh hoạt cho chim cu gáy
Bên cạnh dinh dưỡng thì chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng khá nhiều tới việc cu gáy có nhanh nổi hay không, cụ thể:
Tắm nắng tắm nước
Vào những ngày thời tiết oi bức, nên tắm nước cho chim nhiều lần và giảm về mức 2 lần mỗi ngày nếu trời chuyển lạnh. Khi tắm hãy đặt chim trên tay để nó quen dần với sự xuất hiện của bạn và không sợ hãi. Đồng thời, bạn cũng cần vệ sinh lồng sạch sẽ mỗi khi tắm cho chim để đảm bảo không gian sống của nó luôn sạch sẽ, thoáng mát, từ đó phòng ngừa sự xâm nhập của mầm bệnh.
Chế độ tập luyện
Không giống những loài chim khác, để nuôi cu gáy nhanh nổi bạn cần chú trọng nhiều tới chế độ tập luyện. Bạn có thể giả giọng hoặc bật video, đoạn nhạc giả để tập cho chim gáy. Những âm thanh này sẽ giúp kích thích chim cu gáy nhiều nếu chúng được nghe mỗi ngày. Nếu có điều kiện, bạn nên tham gia những hội chim cảnh để cu gáy của mình được cọ xát với những chú chim khác.
Phòng bệnh
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thể trạng, sức đề kháng của chim cu gáy, khiến chúng dễ mắc bệnh, ví như thức ăn không phù hợp, không đảm bảo hoặc thời tiết thay đổi, giao mùa,…Trong đó, 3 bệnh dưới đây là những bệnh mà cu gáy dễ mắc phải nhất:
Đau mắt: Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là chim hay dũi cánh vào mắt, đầu 2 cánh bị ướt và khiến mắt chim dễ nhiễm trùng hơn. Lúc này, bạn hãy áp dụng những cách sau để điều trị cho chim:
- Lấy nước quả mướp đắng nhỏ vào mắt cho chim 3 lần mỗi ngày, mỗi lần vài giọt, hoặc bạn cho chim ăn quả mướp đắng cũng được.
- Nhỏ nước cốt chanh vào mắt chim tương tự như nước mướp đắng cũng có thể giúp chim khỏi đau mắt.
Tiêu chảy: Chim đi phân lỏng, phân sống và ít di chuyển, lúc này bạn hãy mua thuốc ở hiệu thuốc thú y về cho chúng uống. Lưu ý nói rõ biểu hiện và triệu chứng của chim. Hoặc bạn có thể sử dụng thuốc Berberin của người để chữa tiêu chảy cho cu gáy, liều dùng chỉ nửa viên hoà tan cho chim uống đến khi không còn tiêu chảy thì ngừng.
Bệnh hạt đậu: Bệnh này khó chữa hơn so với 2 bệnh trên. Biểu hiện chính là những nốt tròn, to bằng hạt đậu nổi trên thân chim, trong có chất dịch như bã đậu. Lúc này cũng cần bạn phải tham khảo ý kiến của thú y và thực hiện theo đúng yêu cầu của bác sĩ.
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ với bạn đọc một vài thông tin cần lưu ý, chế độ dinh dưỡng, các bệnh lý thường gặp và cách nuôi cu gáy nhanh nổi. Mong rằng những thông tin trên sẽ là kinh nghiệm nuôi chim giúp bạn ít nhiều trong quá trình chăm sóc chim của mình.