Không biết từ bao giờ, chó đốm xuất hiện bên cạnh con người như người bạn đồng hành không thể thiếu.
Giờ đây, chúng ta dễ dàng bắt gặp loại cảnh khuyển này trong đời sống xã hội, trong phim ảnh hay các poster quảng cáo.
Loài chó này trở nên phủ sóng rộng rãi từ bao giờ, đâu là nguyên do chúng được loài người yêu thích như vậy? Bài viết này cùng lý giải, khám phá về giống khuyển này nhé!
Nội dung
Nguồn gốc chó đốm:
Chó đốm có tên tiếng anh là Dalmatian
Theo nhiều ghi chép, loại khuyển này được phát hiện lần đầu tiên tại vùng đất Dalmatian, đất nước Croatia xinh đẹp. Nhiều nghiên cứu cho rằng tổ tiên của chúng chính là dòng chó khổng lồ Great Dane.
Theo đó, chỉ đến những năm đầu thế kỷ 19, giống chó này mới trở nên phổ biến. Thời đó, người dân huấn luyện chó đốm thói quen chạy dọc theo xe ngựa và bảo vệ chúng khỏi những loài chó hung ác khác.
Xuất thân từ giống chó săn nên chó đốm có bản tính khá hung hăng, máu chiến, dữ dằn. Tuy nhiên sau khi được con người chú ý, dòng chó gốc đã được nhân giống, lai tạo trở nên hiền hòa, dễ gần hơn với con người.
Chó đốm không chỉ là thú cưng mà còn hỗ trợ con người trong rất nhiều công việc hàng ngày: chú chó Dalmatian gác lều chiến tranh, chú chó thợ săn, chó đốm trong rạp xiếc với những tiết mục đặc sắc.
Đến nay, trải qua hàng trăm năm đổi mới và phát triển, chó Dalmatian vẫn được loài người coi trọng như một người bạn đồng hành trong gia đình, là linh vật của tấm lòng trung thành tuyệt đối.
Chó đốm có mấy loại? Đó là những loại gì?
Hiện nay, người ta chia chó Dalmatian thành hai loại dựa trên nguồn gốc lai tạo.
- Chó đốm thuần chủng.
- Chó đốm lai.
Cụ thể:
Chó đốm thuần chủng:
Giống chó Dalmatian thuần chủng là ám chỉ những bé cho được sinh ra từ cá thể mẹ và cha đều là thuần chủng, không qua bất kỳ phương pháp lai tạo nào.
Cũng chính bởi vậy, loài chó này mang đầy đủ những phẩm chất thường có của giống tổ tiên và khá “khan hiếm” trên thị trường hiện nay.
Chó đốm lai:
Ngược lại với loại trên, các bé chó thuộc nhóm này xuất phát điểm từ cá thể bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ đã được lai tạo với một dòng chó khác.
Tại Việt Nam và các nước trên thế giới, giống chó đốm lại được “săn lùng” nhiều hơn chó thuần chủng do tính cách có phần hiền hòa, dễ gần hơn và đặc điểm ngoại hình nổi trội hơn.
Theo đó, tại các nước hiện nay bạn có thể dễ dàng tìm thấy các bé chó đốm sau đã được lai tạo thành công:
- Chó đốm lai tạo chó Poodle.
- Chó đốm lai tạo chó Nhật.
- Chó đốm lai tạo chó Phú Quốc.
- Chó đốm lai cùng chó Becgie.
- Chó đốm lai dòng chó cỏ.
- Chó đốm lai cùng chó Pitbull.
Một số đặc trưng về ngoại hình của chó Đốm:
Không phải tất nhiên mà chó đốm lại chiếm một vị trí quan trọng trong lòng những người yêu chó.
Điểm thu hút gia chủ ngay từ cái nhìn đầu tiên của bé chó này đến từ ngoại hình xinh xắn, đáng yêu.
Thân và đầu:
Phần thân chó Dalmatian khá thon gọn, do hiếu kỳ và vận động nhiều nên chúng ít khi tích mỡ thừa.
Nhìn kỹ, phần ngực chó đốm mở rộng, sâu, rắn chắc trông rất vạm vỡ. Phần bụng và eo hóp lại do không tích mỡ.
Toàn bộ cơ thể khá thon gọn, săn chắc.
Lùi một chút xuống phần chân, chân và lưng chúng khá dài và thẳng. Chân có đệm trụ hình tròn giống loài ngựa, khả năng đàn hồi tốt, hỗ trợ di chuyển. Phần móng chân thường có màu trắng, đặc thù vài em có màu trắng pha cùng vài vết đốm.
Phần đầu chó đốm không quá to. Chó Dalmatian sở hữu chiếc mũi lớn màu nâu, mõm dài khuôn vuông vắn, mắt nhỏ màu nâu, màu hổ phách hay in màu bầu trời. Đi kèm với đó là hộ hàm chắc khỏe, sắc chọn cùng cùng phần môi bặm trông khá nghiêm nghị.
Tai chó đốm khá dài lại mỏng thường rủ sang 2 bên má. Phần tai rất nhạy bén, có thể nghe được các chuyển động cách xa tới vài cây số.
Kích thước
Tính từ chân đến vai, chó Dalmatian cao khoảng 56 đến 61cm đi cùng cân nặng tầm 15 đến 32kg. Nhìn chung bé chó này được xếp kích cỡ ở tầm trung bình.
Cụ thể theo số liệu tổng hợp, bé chó đực trưởng thành sẽ có chiều cao rơi vào mức 58 đến tối đa 61cm, nặng khoảng 15kg và 24kg quay đầu.
So với loài chó cái, chó đực mạnh mẽ cùng tố chất ngoại hình cao lớn và nổi trội hơn rất nhiều.
Màu lông:
Khi mới sinh ra, chó đốm có màu thuần trắng nhưng sau một thời gian lông chúng bắt đầu điểm thêm vài đốm đen. Những vết đốm này có bán kính khoảng 15mm đến 30mm.
Đây cũng chính là lý do người ta ưu ái đặt cho loại cảnh khuyển này cái tên chó đốm.
Tuy nhiên, cũng có vài bé sỡ hữu bộ lông trắng đốm màu nâu, màu nâu đen socola và cả màu xám.
Trường hợp hy hữu, có em chó đốm chỉ mang bộ lông thuần trắng.
Tập tính của chó đốm con:
Được con người yêu thích, điều này không thể không nhắc đến những tính cách độc đáo của chó đốm Dalmatian.
Hiếu động:
Đầu tiên, bé chó này rất hiếu động.
Chúng có thể chạy nhảy không ngừng, nô đùa khắp nơi mà không biết mệt. Trông những em chó này lúc nào cũng tràn đầy năng lượng.
Xuất phát từ giống chó săn nhanh nhạy, chó đốm có thể chạy liên tục với vận tốc lên tới 60km/h.
Loài chó này cũng chiếm được thiện cảm nhiều từ các em nhỏ, chúng rất hợp tác, vui đùa, chạy nhảy với trẻ con. Tuy nhiên thỉnh thoảng em chó này cũng đùa quá trớn làm bé đau nên được khuyến cáo nuôi trong các gia đình có trẻ đã biết đi để gia tăng an toàn.
Thông minh, láu cá:
Loài chó này cũng cực kỳ thông minh, nghe lời, trung thành với chủ nhân. Chúng có thể xả thân để bảo vệ chủ nhân khi bắt gặp dấu hiệu nguy hiểm.
Cho nên người ta có thể bắt gặp chó đốm trong những đội chó cảnh vệ, chó cứu hỏa.
Bé chó này cũng khá láu cá nên thích được đùa nghịch, chúng sẽ buồn nếu bị chủ nhân thờ ơ.
Nhạy bén:
Tập tính cuối cùng mà không phải loài chó nào cũng có được là khả năng nhạy bén.
Chúng có thể ghi nhớ mọi hành động và cử chỉ hay thói quen của chủ nhân.
Tuổi thọ của chó đốm Việt Nam:
Trung bình một em chó đốm có thể sống và phát triển tới 10 hoặc 13 tuổi.
Tại sao nên chó đốm trắng đen trong nhà.
Nếu bạn đang cân nhắc “đón” một bé chó đốm về nhà thì nhanh chóng quyết định đi nhé vì bé chó này đem lại cho gia đình bạn cực nhiều lợi ích:
- Tính khí trung thành, vâng lời.
- Sẵn sàng bảo vệ chủ nhân
- Hiếu động, vui vẻ, sôi nổi.
- Nhạy bén, cảnh giác.
- Giá “rinh” một bé chó khá hợp lý.
- Ngoại hình xinh xắn.
- Thân thiện, được các bé yêu quý.
- Dễ nuôi.
Mẹo nuôi, chăm sóc chó đốm ta.
Chó đốm sẽ thích nghi với phong cách sinh hoạt như thế nào, cùng tìm hiểu trong một số mục sau:
Điều kiện sống:
Với sự khỏe khoắn cùng tính cách hiếu động, giống chó này yêu cầu một môi trường rộng rãi, thoáng mát, ghét bó buộc.
Nếu bạn đang sống ở chung cư hay có khu vực sống còn khá hạn chế thì đừng lo lắng vì bạn vẫn có thể nuôi chó đốm bằng cách thường xuyên dẫn chúng ra ngoài vận động.
Dinh dưỡng và thức ăn:
Đây là vấn đề quan trọng khi chăm sóc bất kỳ bé chó nào, cùng xem khuyến nghị về thức ăn và dinh dưỡng đạt chuẩn cho việc nuôi chó đốm nhé!
Về thức ăn, chó đốm được khuyến nghị ăn theo thức ăn chuyên dụng phù hợp thể trạng, độ tuổi từng bé. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho chó đốm ăn các thức ăn từ tự nhiên đảm bảo sạch sẽ và được nấu chín kỹ càng.
Bạn có thể tham khảo một số loại thức ăn như:
- Ngũ cốc, hạt, phô mai, sữa chua,…
- Rau củ quả các loại
- Thịt nạc, nội tạng tránh thịt mỡ gây béo phì.
- Cá đông lạnh: cá biển, cá nước ngọt đã sơ chế lọc xương,
- Trái cây.
Bạn cũng cần chú ý tuyệt đối không cho chó đốm ăn những loại thức ăn sau đây:
- Đồ ăn mặn, đồ xống, thị xông khói, mỡ, đồ ngọt.
- Thực phẩm chứa nhiều protein có nguồn gốc thực vật.
- Một số ngũ cốc đặc thù: bột ngô, manna, hạt kê, lúa mạch.
Cụ thể hơn, người ta cũng phân chế độ dinh dưỡng cho chó đốm theo từng giai đoạn:
- Với bé chưa đủ 2 tháng tuổi, nên hạn chế ăn thức ăn cứng, đồ sống. Thay vào đó, tăng cường cho bé ăn cháo loãng và bổ sung sữa, chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày.
- Giai đoạn từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi vẫn bổ sung sữa nhưng có thể ăn cháo thịt và một vài thức ăn đóng hộp, giảm số bữa trong ngày.
- Giai đoạn trưởng thành trên 6 tháng tuổi, bé đã có thể ăn đầy đủ các thực phẩm cần thiết, số bữa tiêu chuẩn : 2 bữa/ngày.
Một số căn bệnh thường gặp:
Sở hữu một cơ thể khỏe mạnh, rắn chắc nhưng chó đốm cũng không tránh khỏi một số căn bệnh nguy hiểm:
- Bệnh điếc bẩm sinh được di truyền từ bố mẹ. ảnh hưởng đến các cơ quan và tế bào thần kinh.
- Bệnh sỏi niệu do thiếu nước hay ăn các thức ăn chứa nhiều chất purin.
- Dị ứng da do thức ăn hay tiếp xúc các chất bôi lên da, phấn hoa, bụi hay nấm mốc.
- Loạn sản xương hông thường do di truyền, nguy cơ viêm khớp.
- Loạn sản cơ vòng mống mắt nhạy cảm ánh sáng mạnh do di truyền.
- Bệnh răng miệng.
Vệ sinh lông:
Đặc trưng chó đốm là bộ lông khá ngắn, màu trắng nên dễ bị bẩn.
Khuyến cáo bạn chỉ nên tắm cho chúng mỗi tháng một lần hoặc khi nào quá cần thiết.
Sau tắm, bạn nên chải lông chúng bằng lược chuyên dụng cho thú cưng và nhớ sấy lông khô ráo để tránh viêm da hay bệnh rụng lông.
Giá chó đốm hiện nay?
Giá chó đốm là vấn đề rất nhiều người quan tâm hàng đầu khi có suy nghĩ rinh một bé chó về nhà.
Cùng tham khảo giá thị trường hiện tại dành cho loại chó này nhé!
Chó đốm trong nước:
Với bé được sinh ra tại Việt Nam, đây thường là những bé vừa mới tách đàn, lông đã xuất hiện đốm đen sẽ được giao bán với giá 4 đến 4,5 triệu đồng/bé.
Chó đốm nhập khẩu nước ngoài:
Nguồn nhập khẩu từ nước ngoài lại được chia thành hai nguồn nhưng nhìn chung giá đều nhỉnh hơn các bé nuôi nội địa.
Theo đó:
- Các bé nhập khẩu từ các trại nhân giống trong nước bạn Đông Nam Á như Indonesia hay Thái Lan dạng chó thuần chủng, đốm đều màu và được tiêm phòng đầy đủ có giá từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng một bé.
- Các bé được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu thì có độ thuần chủng cao hơn, giá cũng chênh lệch hơn rất nhiều. dao động từ 36 triệu đồng đến 116 triệu đồng một em.
Bài viết trên của Milu Xinh đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết về đặc điểm nguồn gốc, ngoại hình, tính cách,.. của một chú chó đốm Dalmatian. Nếu bạn đang có ý định rinh một bé chó trung thành, hiếu động mà cực kỳ thông minh thì bé chó Dalmatian là một sự lựa chọn hoàn hảo, hãy cân nhắc và đưa ra quyết định kỹ càng nhé!