Chó là loài vật gần gũi nhất với con người, chúng là thú cưng được rất nhiều người yêu mến chăm sóc hiện nay. Loài chó cũng có thể mắc phải những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khoẻ và tính mạng, thậm chí lây lan sang con người. Chính vì thế, việc đầu tiên cần làm trước khi bạn nhận nuôi một chú cún là tiêm phòng cho nó để bảo vệ sức khoẻ và giúp chó phát triển tốt nhất. Sau đây sẽ là những lưu ý mà bài viết muốn chia sẻ với bạn đọc khi tiêm phòng cho chó không nên bỏ qua.
Tiêm phòng tránh bệnh tật cho chó
Tiêm phòng vacxin cho chó là biện pháp tốt nhất giúp cún cưng của bạn có thể trán được những căn bệnh nguy hiểm, những căn bệnh đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm được. Việc này vừa đảm bảo sức khoẻ cho chó của bạn, vừa tránh cho bạn những thiệt hại về kinh tế cũng như tính mạng thú cưng. Cụ thể hơn, tiêm phòng cho chó có thể phòng tránh được những căn bệnh nguy hiểm sau đây:
- Bệnh dại: Căn bệnh rất phổ biến với chó, thường gặp nhiều nhất ở khu vực châu Á bởi chó được thả rông và không được đảm bảo cho an toàn của những người xung quanh. Biểu hiện của chó dại là hung dữ, cắn nhau với đồng loại và lây lan virus dại sang những con chó khác. Bệnh dại đặc biệt nguy hiểm vì lây sang người, có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
- Bệnh Care: Đây cũng là một căn bệnh nguy hiểm, có tính lây lan cao và đã gây ra rất nhiều cái chết cho loài chó. Bệnh Care phát triển rất nhanh với những biểu hiện như nôn mửa, ỉa ra máu, lâu dần dẫn tới mất nước và tử vong. Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị được dứt điểm căn bệnh này nên chỉ có thể tiêm phòng.
- Bệnh viêm gan truyền nhiễm với biểu hiện nôn mửa, nặng hơn là co giật, khiến chó nhanh chóng kiệt sức dẫn tới tử vong.
- Bệnh Pravovirus: Thường hay gặp ở chó con, đây cũng là nguyên nhân chính gây ra cái chết cho loài chó. Căn bệnh này khi chó mắc phải cũng có một vài biểu hiện giống bệnh Care nhưng theo chiều hướng nhanh và nặng hơn, vì thế chó cưng của bạn cũng có thể ra đi sớm hơn nếu mắc bệnh này. Căn bệnh này cũng chưa có thuốc đặc trị mà chỉ có thể tiêm vắc xin phòng bệnh.
- Viêm ruột: Cũng là một căn bệnh nguy hiểm với biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy và mất nước. Chó mắc bệnh này không còn sức lực ăn uống nên tử vong rất nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời.
- Viêm phế quản: Căn bệnh thường xuất hiện ở những chú cún nhỏ với hiện tượng ho khan, mệt mỏi dẫn tới kiệt sức và tử vong.
Cún cưng của bạn hoàn toàn có thể tránh được những căn bệnh quái ác trên nếu được tiêm phòng từ khi còn nhỏ. Ngoài việc tiêm vacxin phòng bệnh cho chó và lặp lại theo lịch cụ thể của bác sĩ thú y, bạn cũng cần tạo cho cún cưng của mình không gian sống thoải mái, sạch sẽ để tránh vi khuẩn mang mầm bệnh có cơ hội phát triển
Lịch tiêm phòng cho chó
- Nếu là chó con nhà bạn mới sinh thì cần tiêm mũi đầu tiên khi chúng được 3 tuần tuổi với mũi vacxin 5 bệnh và đến khi được 4 tuần tuổi thì cần mang cho đi khám sức khoẻ và tẩy giun tại phòng khám thú y.
- Nếu bạn mua chó mới thì hãy mua những bé từ 2 tháng tuổi trở lên, đã được tiêm phòng và tẩy giun đầy đủ.
- Đến khi chó được 1 tháng rưỡi bạn tiêm cho chó mũi 7 bệnh.
- Khi chó được 1 năm tuổi bạn tiêm nhắc lại mũi 7 bệnh một lần nữa.
- Riêng với mũi tiêm phòng dại, bạn chỉ tiêm cho chó khi chúng được 8 tháng tuổi.
- Từ sau, mỗi năm 1 lần bạn tiêm nhắc lại mũi 7 bệnh và tẩy giun định kỳ cho chó cưng để đảm bảo tình trạng sức khoẻ của chó.
Tiêm phòng cho chó ở đâu? Bao nhiêu tiền?
Giá vacxin cũng như dịch vụ tiêm phòng cho chó có nhiều thay đổi tuỳ theo thời gian và địa điểm. Vì thế, bạn cần theo dõi thông tin thường xuyên để biết được mức giá phù hợp nhất trước khi tiêm phòng cho chó.
Hiện tại, bảng giá chung có tính cố định ở những cơ sở uy tín chuyên về thú y là 200 đến 250 nghìn cho 1 mũi 7 bệnh và 50 nghìn cho 1 mũi tiêm phòng dại.
Nếu không có kinh nghiệm bạn nên tới những phòng khám thú y để bác sĩ trực tiếp tiêm cho chó bởi những loại vacxin này cần bảo quản ở nhiệt độ thích hợp và tránh tiếp xúc với ánh nắng. Ngoài ra, nếu chó có biểu hiện sốc phản vệ thì cũng có bác sĩ ở đó xử lý kịp thời.
Trước khi mang chó đi tiêm cần tìm hiểu và lựa chọn cơ sở y tế chất lượng. Đã có không ít trường hợp ngoài ý muốn vì chủ cắt giảm chi phí và mang chó tới những địa chỉ thiếu tin cậy.
Nếu chó đang có bệnh, bị sốt hoặc đau thì không nên mang đi tiêm. Thêm nữa, cần kiêng tắm, không cho chó ăn đồ tanh hay uống sữa sau khi tiêm, tối thiểu 1 tuần.
Như vậy, tất cả những thông tin trên đây là những điều bạn cần biết trước khi tiêm phòng cho chó. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng khi tiêm vacxin phòng bệnh cho cún cưng.