Những bệnh chó Samoyed thường gặp

Giống chó Samoyed nổi tiếng với biệt danh cục bông tuyết di động. Chúng có sức khỏe khá tốt, chúng rất hiếm khi bị mắc phải căn bệnh nào quá nặng. Tuy nhiên không thể nào chủ quan, hãy cùng miluxinh.com điểm danh qua 06 căn bệnh chó Samoyed hay mắc phải nhé!

Các bệnh thường gặp ở chó Samoyed

Trước tiên, chúng ta liệt kê ra những bệnh thường gặp ở giống chó Samoyed nhé:

  • Bệnh khớp hông không hoàn thiện
  • Bệnh đục thuỷ tinh thể
  • Bệnh quặm mi
  • Bệnh suy yếu tuyến giáp
  • Bệnh tăng nhãn áp
  • Bệnh tiểu đường (DM)

Nội dung

1. Bệnh phát triển khớp hông không hoàn thiện.

Bệnh này là do xương chậu phát triển không bình thường ở chó Samoyed, và đây cũng là bệnh xương khớp thường thấy nhất cũng như khả năng để chữa trị khỏi là rất thấp.

Khớp hông chó Samoyed phát triển không toàn diện là căn bệnh trí mạng đối với chúng vì có thể khiến cho chúng mất đi hoàn toàn khả năng di chuyển và vận động.

1.1. Dấu hiệu nhận biết

Các ngón chân không đều đặn, hướng vào phía trong tạo thành hình chữ bát (八).

Hai chân sau vận động chậm và yếu. Khi chúng di chuyển sẽ giống như “thỏ nhảy”.

– Cơ thể sẽ cứng ngắc khiến chó Samoyed lười hoặc không muốn hoạt động

– Việc đứng lên ngồi xuống cũng  sẽ khiến chúng gặp khá nhiều khó khăn.

1.2. Nguyên nhân

Do khớp xương ở hông phát triển không bình thường. Theo thời gian đẫn đến hiện tượng xương khớp bị mài mòn và thoái hóa dần. Nặng thì đó có thể là căn bệnh chí mạng khiến cho bé cún của bạn không còn khả năng di chuyển cũng như vận động được nữa.

1.3. Điều trị

Đây là một căn bệnh nặng, thường gặp nhất ở giống cảnh khuyển Samoyed. Nếu như bé cún của bạn mắc phải bệnh này thì khả năng chữa khỏi là rất thấp. Vì thế, miluxinh.com  có lời khuyên các bạn rằng là ngay từ lúc bé được 4-9 tháng tuổi bạn không nên cho chúng vận động cũng như va chạm mạnh.

Bạn cũng cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng dành cho những chú cún Samoyed. Cho chúng ăn đủ bữa mỗi ngày, đủ lượng chất. Tuy nhiên bạn cũng không nên cho Samoyed ăn quá nhiều vì điều đó sẽ khiến cho chúng sinh trưởng vượt mức quy định cũng như rất dễ dẫn đến tình trạng béo phì.

Nếu tốc độ sinh trưởng quá nhanh sẽ dẫn đến hậu quả phần lớn khớp xương ở vị trí hông không phát triển theo kịp được. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên bệnh “ phát triển khớp hông không hoàn thiện”.

2. Chó Samoyed bị đục thủy tinh thể

Đây là bệnh khiến thủy tinh thể của mắt bị vẩn đục. Nó không chỉ ảnh hưởng đến thị lực của chó, nghiêm trọng hơn bệnh ở chó Samoyed này còn khiến chúng bị mù. Có rất nhiều nguyên nhân khiến chó bị mắc bệnh. Có khi là do di truyền, có khi là do ngoại thương dẫn đến. Lại có khi là một loại triệu chứng của bệnh tiểu đường.

2.1. Dấu hiệu nhận biết

Bệnh đục thủy tinh thể  là hiện tượng ống kính trong mắt chó bị mờ đục dần. Mắt chó Samoyed không còn màu đen mà chuyển dần thành màu xám trắng, trông rất đục. Thường là những mảng trắng, mờ, đục như mây, gây nên sự gián đoạn các sắp xếp của sợi ống kính/màng thuỷ tinh thể ngăn cản ánh sáng đi đến võng mạc. Từ đó làm giảm tầm nhìn của mắt, nó không chỉ ảnh hưởng đến thị lực của chó, nghiêm trọng hơn bệnh này còn có thể khiến chúng bị mù.

Chó Samoyed

2.2. Nguyên nhân

Do di truyền từ chó mẹ hoặc có thể do chấn thương bên ngoài. Điều đó khiến cho thị lực bị giảm sút nghiêm trọng.

Bình thường ống kính trong mắt được duy trì ở tình trạng cân bằng với tỉ lệ 66% nước và 33% protein. Khi hệ thống cơ sinh học trong ống kính bị hư hỏng, hệ thống bơm này bắt đầu thất bại trong việc giữ cân bằng. Nước di chuyển vào trong ống kính với một tỉ lệ nhiều hơn bình thường. Dẫn đến tỷ lệ hòa tan protein tăng vượt mức.

  1. Do di truyền và dị tật bẩm sinh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất.
  2. Do bệnh tật: Tiêu biểu là bệnh tiểu đường. Vì lượng đường trong máu cao ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của tế bào trong thủy tinh thể. Bệnh có thể phát triển vô cùng nhanh chóng và ảnh hưởng đến cả 2 mắt. 75% chó mắc bệnh tiểu đường thường có xu hướng bị đục thuỷ tinh thể. Ngoài ra còn do bệnh viêm uvea của mắt hay còn gọi là viêm màng bồ đào, thoái hoá võng mạc phát triển thành.
  3. Do các chấn thương ở mắt, tai nạn: các vật sắc nhọn thâm nhập làm hỏng ống kính khiến cho đục thủy tinh thể phát triển. Những trường hợp này thường chỉ xảy ra ở một mắt của chó.
  4. Do sự lão hoá của tuổi già: hoặc do mức độ thấp bất thường của lượng canxi trong máu (hạ canxi máu)
  5. Do chó tiếp xúc với bức xạ hoặc độc chất: ví dụ như dinitrophenol, naphthalene hoặc bị nhiễm trùng.

2.3. Cách điều trị

Nếu em Samoyed của nhà bạn có dấu hiệu bị bệnh này thì cần phải đưa em ấy đến ngay các cơ sở thú y để được khám và điều trị kịp thời.

Nếu bệnh mới chỉ ở giai đoạn đầu, còn nhẹ thì nên sử dụng kết hợp thuốc uống và thuốc tra mắt. Bạn có thể dùng thuốc nhỏ mắt. Hoặc những dòng thuốc chữa bệnh khác, để ức chế bệnh phát triển hơn.

Trường hợp khi màng thuỷ tinh thể đã quá lâu, bị vẩy đục nghiêm trọng gây trở ngại đến thị lực của cún thì phải phẫu thuật ngay để loại bỏ thuỷ tinh thể. Nếu để lâu có thể dẫn đến các bệnh như viêm, tăng nhãn áp. Phải chú ý là sau khi loại bỏ thủy tinh thể, chó sẽ có trạng thái mờ mắt.

3. Bệnh quặm mi ở chó Samoyed

Là loại bệnh mà khiến cho lông mi của cảnh khuyển Samoyed sinh trưởng ngược chọc vào mắt, khiến mắt bị đau và kết mạc xung huyết làm giảm khả năng của thị giác.

3.1. Dấu hiệu nhận biết

Khi bé Samoyed bị quặm mi, chúng sẽ có những biểu hiện sau:

  • Nháy mắt, giật mi mắt liên tục
  • Chảy nhiều nước mắt
  • Sưng mắt
  • Thị lực của chó Samoyed bị suy giảm, giác mạc bị đục

3.2. Nguyên nhân

Lông mi quá dài, quặm vào và chọc vào trong mắt khiến mắt bị đau và kết mạc xung huyết. Từ đó làm cho thị giác của các bé trở nên mơ hồ và giác mạc có triệu chứng bị vẩn đục.

3.3. Cách điều trị

Nếu em Samoyed của nhà bạn có dấu hiệu bị bệnh quặm mi, bạn cần phải đưa em ấy đến ngay các cơ sở thú y để được khám và điều trị. Thông thường sẽ cắt ngắn lông mi và điều trị tổn thương mắt. Nhẹ thì có thể dùng thuốc, nặng thì cần phải phẫu thuật chính mắt.

4. Tuyến giáp của chó Samoyed bị suy yếu chức năng

4.1. Dấu hiệu nhận biết

Chó Samoyed bị tăng cân đột ngột trong một thời gian ngắn.
Chúng bị rụng lông, lsc nào cũng mệt mỏi, da cũng sạm đen hơn.
Chức năng sinh sản gần như bị mất hoàn toàn.

Bẹnh của chó Samoyed

4.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chính dẫn đến em Samoyed bị mắc bệnh này chính là do hormone trong cơ thể không ổn định, bị mất cân bằng.

4.3. Cách điều trị

Khi chú chó cả bạn có những dấu hiệu trên thì trước tiên bạn cần phải đưa tới các bác sĩ ngay để kiểm tra và tham khám xác định tình trạng mức độ bệnh của Samoyed. Bệnh này sau khi điều trị một thời gian sẽ khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy bạn không cần quá lo lắng đâu nhé!

5. Bệnh tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp là bệnh mà áp lực đè lên mắt, làm mắt tiết ra ko đủ dịch. Nếu bệnh trở thành mãn tính hoặc kéo dài mà không được điều trị, cuối cùng sẽ gây tổn thương vĩnh viễn cho dây thần kinh thị giác, dẫn đến mù lòa.

5.1. Dấu hiệu nhận biết

  • Chớp mắt nhiều
  • Nhãn cầu có thể lùi về sau phía đầu, to lên (chứng tràn dịch mắt)
  • Các mạch máu trong lòng trắng mắt màu đỏ
  • Xuất hiện màng mờ trước mắt
  • Đồng tử giãn nở – hoặc đồng tử không phản ứng với ánh sáng
  • Đồng tử có thể co lại
  • Mất thị lực
  • dụi đầu để giảm cảm giác áp lực trong đầu
  • Chán ăn
  • Thay đổi thái độ, ít muốn chơi hoặc tương tác

5.2. Nguyên nhân

Tăng nhãn áp xảy ra khi dòng chảy bình thường của chất dịch trong mắt bị suy yếu do một bệnh nguyên phát trong mắt như: phát triển các góc lọc của mắt không đúng, hoặc các bệnh về mắt khác như lệch thủy tinh thể (trượt thủy tinh thể trong mắt), viêm mô mắt, khối u mắt, hoặc tụ máu ở phía trước mắt do chấn thương.

5.3. Cách điều trị

Khi chú chó cả bạn có những dấu hiệu trên thì trước tiên bạn cần phải đưa tới các bác sĩ ngay để kiểm tra và tham khám xác định tình trạng mức độ bệnh của Samoyed, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc để giảm áp lực trong mắt và đưa áp lực về mức bình thường càng nhanh càng tốt. Nếu bệnh này được phát hiện sớm, bạn sẽ cần phải đưa bé đến bác sĩ thú y thường xuyên để bác sĩ đánh giá nhãn áp và theo dõi phản ứng với thuốc, thực hiện các thay đổi nếu cần. Bác sĩ thú y nhãn khoa sẽ khám bên mắt không bị bệnh (hoặc “tốt”) để xác định nguy cơ phát triển bệnh tăng nhãn áp. Vì hơn 50% chó mắc bệnh tăng nhãn áp nguyên phát sẽ phát triển các biến chứng ở mắt còn lại trong vòng 8 tháng, nên thực hiện điều trị phòng ngừa nhanh chóng.

6. Bênh tiểu đường ( DM )

6.1. Dấu hiệu nhận biết

  • Đi tiểu nhiều và khát
  • Tăng thèm ăn, và giảm cân
  • Bé sẽ trở nên thờ ơ và không còn háo hức mong muốn được chạy/ đi bộ với bạn hoặc tham gia các trò chơi, trở nên lười nhác vận động và ngủ nhiều hơn.

6.2. Nguyên nhân

  • Rối loạn tuyến tuỵ khiến cho không thể tiết đủ insulin.
  • Các bệnh khác hoặc sự xuất hiện bất thường của một số hormone khác. Có thể là đối kháng với insulin hoặc gây đề kháng insulin. Khiến cho insulin không thể hoạt động bình thường trong cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường thứ cấp có thể được gây ra bởi việc sử dụng thuốc steroid, hormone động dục, mang thai. Hoặc điều kiện y tế khác như bệnh Cushing .
  • Nguyên nhân chó bị tiểu đường do các yếu tố môi trường và chế độ ăn uống không hợp lý.
  • Bệnh do di truyền, béo phì, viêm tụy mãn tính. Do kích thích các hormone sinh sản (chó cái)…

6.3. cách điều trị

Bệnh tiểu đường có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn kiêng và dùng insulin. Điều này hầu như luôn đòi hỏi tiêm insulin hai lần mỗi ngày kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục.

Bạn cũng cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng dành cho những chú cún Samoyed. Cho chúng ăn đủ bữa mỗi ngày, đủ lượng chất.

Mặc dù sức đề kháng của giống chó Samoyed khá tốt nhưng nếu được chủ nuôi quan tâm chăm sóc và thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe thì chắc chăn em Samoyed nhà bạn sẽ rất khỏe mạnh. miluxinh.com hy vọng sau bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin kiến thức bổ ích để chăm sóc tốt cho em Samoyed của riêng bạn nhé. Chúc các bạn may mắn và thành công !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
0