Cách nuôi chào mào bổi sẽ giúp anh em dễ dàng thuần hóa nhanh và chăm sóc chào mào bổi tốt nhất. Với kinh nghiệm mình đúc kết và tổng hợp từ các cao thủ lão làng hi vọng sẽ mang đến cho anh em một sân chơi chào mào khỏe mạnh độc đáo. Giúp anh em cảm thấy dễ dàng hơn trong việc thuần hóa con chào mào bổi bất kham của mình. Anh em nào đã xem và thực hành cách bẫy chào mào hiệu quả nhất chưa. Nếu rồi thì bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu ngày với chú chào mào bổi mới bẫy của mình nhé.
Cách vào cám chào mào bổi
Cho chào mào bổi ăn cám có lẽ là điều khó khăn nhất mà mình gặp phải. Mình cũng tin rằng chắc chắn anh em nuôi chào mào cũng đã gặp trường hợp này rồi. Do chào mào bổi khi mới bắt về không có tập tính ăn cám nên khi anh em cho cám vào thì chúng không ăn. Sau bao ngày nghiên cứu và học hỏi thì mình xin chia sẻ phương pháp này cho anh em ngay bây giờ.
Nếu anh em chỉ có một chú chào mào thì lúc đầu anh em cho vào cóng 1 ít chuối. Dần dần anh em dùng cám rắc lên chuối để chim ăn dần cho quen. Còn nước thì kệ nó thôi, bản năng sẽ khiến nó tự tìm uống rất nhanh.
Nếu anh em có một chú chào mào bổi khác mà đã vào cám được thì nhốt chung chúng với nhau. Như thế nó sẽ tự học và vào cám khá nhanh. Lưu ý không nên nhốt chung chào mào bổi với chào mào thuần. Hoặc đơn giản là có thể đặt chúng cạnh nhau sao cho chúng nhìn thấy nhau để có thể học được cách ăn cám.
Ngoài ra có trường hợp chào mào đã vào cám nhưng lại bỏ cám. Đây là trường hợp cám không tương thích, dẫn đến hiện tượng chim xù lông, ít hót, ngủ ngày. Đặc biệt khi phân đi không tốt, màu phân bị ngả sang xanh là cần phải dừng cám luôn. Trong thời gian đó thì bạn cần bổ xung chuối cho chúng đầy đủ nhé.
Tắm cho chào mào bổi
Tắm cho chào mào khi mới về là việc không quá khó khăn. Thế nhưng nhiều bạn tắm cho chim không đúng khiến cho chim bị rát người. Chính vì thế sẽ dẫn đến hiện tượng mất lửa cho chào mào mà nhiều khi anh em không hiểu sao. Nguyên nhân chính là do tắm cho chào mào không đúng cách.
Điều quan trong trong việc tắm cho chào mào là anh em cần phải luyện tập cho chúng thường xuyên. Đến khi nhìn thấy lồng tắm thì nó biết rằng à đến giờ tắm rồi mới được. Chào mào bổi sau khi bắt về thì sau tầm 2 ngày anh em hãy tắm cho nó nhé. Anh em kê cửa lồng nuôi với cửa lồng tắm lại gần nhau. Cứ thế chim sẽ tự mò qua lồng tắm và làm nhiệm vụ của nó thôi.
Nếu chim sợ nước thì thì bạn hãy đợi chim qua lồng tắm rồi hãy đổ nước. Ngoài ra thì bạn hãy đặt chim ở nơi có một ánh nắng tầm 20 phút nhé.
Nếu chim nhất quyết không tắm thì anh em có thể dùng bình xịt để làm ướt lông chim. Nhớ là đứng xa hoặc nấp đi nhé vì chim bổi nên nó sẽ sợ nếu có người và không chịu tắm.
Nếu có chim chào mào đã biết tắm thì đặt chúng gần nhau là chúng sẽ tự học được cách tắm rất nhanh.
Chim không chịu qua lồng tắm thì sao? Vấn đề này thì bạn hãy bỏ cóng nước trong lồng nuôi ra ngoài. Chim khát nước thì sẽ tự mò sang lồng tắm uống nước và dần dần sẽ tắm mà thôi. Chim mà chỉ tắm khoát không chịu nhảy xuống hồ tắm thì có thể do chim sợ mực nước quá sâu. Lúc đầu anh em hãy cho nhiều nước một tý để chim tắm khoát, sau đó đổ ít nước lại để chim không tắm khoát được mà nhảy xuống để tắm.
Chăm sóc chim giữ lửa rừng
Nói đến việc chăm sóc chào mào bổi thì chúng ta có 2 phương án. Đó là nuôi dạn trước hay giữ lửa chim từ khi cho chào mào vào lồng. Về việc nuôi dạn trước thì bạn xem cách thuần chào mào bổi sau đó khi chào mào đã thuần thì xem cách nuôi chào mào hót hay để tăng lửa và giữ lửa cho chim. Còn ở đây mình sẽ nói đến cách nuôi và giữ lửa cho chim ngay khi cho chào mào bổi vào lồng.
Điều quan trọng nhất để giữ lửa cho chào mào mới vào lồng thì quan trọng nhất là dinh dưỡng cho chào mào. Do đó anh em cần phải chú ý đến chất lượng cám cho chào mào. Tốt nhất là anh em hãy tự làm cám chào mào để chủ động nhất về dinh dưỡng cho chào mào. Nhìn chung là chào mào mồi ăn gì thì chào mào bổi bạn cứ cho ăn như vậy là được.
Chim bổi anh em không được đặt quá gần những con mồi quá cứng nhé. Như thế nó mới phát huy được cách chơi của nó. Việc tách riêng chúng sẽ giúp bạn tìm hiểu về tính nết, giọng, nước chơi của em nó.
Về việc trùm áo lồng cho chim thì khoảng 1 tháng anh em có thể trùm áo lồng rồi. Nếu chào mào nhát quá thì anh em mới chùm áo lồng còn nếu không thì không cần thiết lắm. Chim chào mào sẽ chỉ hót và đấu khi có ánh sáng nên nếu trùm thì anh em nên trùm nửa áo lồng là được.
Sau khi chào mào đã có tình trạng ổn, đổ giọng thì bạn cho chim ra chỗ mới yên tĩnh. Nếu nó chịu kéo giọng, đổ giọng thì là tín hiệu tốt. Còn nếu chưa thấy nó đổ giọng thì các bạn cứ kiên nhẫn và thường xuyên xem thể trạng của chim. Nếu có vấn đề thì xem lại cách chăm sóc, có thể phải đổi cám vì chúng không hợp cám. Cám không phù hợp nên không giữ được độ căng nhất của con chim.
Nếu chim đổ giọng, chơi tốt thì lúc này anh em hãy thử đưa một em chim thuần lại gần chim. Chú ý là cho chim thuần lại gần chim bổi nhé để xem biểu hiện của chúng như thế nào. Anh em mang chim thuần đến từ xa cho chim bổi nhìn thấy rồi xem biểu hiện của nó. Nếu chim bổi ra giọng, có nết chơi thì ngon rồi đấy. Thời gian đầu chỉ cho thời gian ngắn rồi rút ra luôn,. Sau đó giảm khoảng cách giữa 2 chim và tăng dần tần xuất lên.
Thời gian này bạn cần phải thật kiên nhẫn, cứ tập dần cho chim và đưa chim thuần lại gần chim bổi. Không được thấy nó chơi hay, ra giọng là kê 2 con lại gần nhau luôn đâu nhé. Sau một thời gian khi con chim bổi cứ nhìn thấy chim thuần là xổ tiếng ra. Lúc này hãy kê chúng lại gần nhau (cách khoảng 5~10cm) cho chúng đấu dợt. Các bạn chỉ nên để thời gian ngắn tầm 5~10 phút thôi nhé để cho an toàn nhất.
Đến lúc này thì chắc anh em đã mỉm cười rồi đấy nhỉ. Nếu thành công thì chắc chắn anh em sẽ có một chú chào mào bổi chơi cực kì bền và hay. Còn nếu giả sử như trong những bước trên mà thất bại ở một trong những bước trên thì anh em sẽ phải làm lại từ đầu đấy.
Nuôi chào mào hay chơi chim là một thú vui. Thế nhưng thú vui này lại thử thách tính kiên trì rất là cao. Do đó nếu bạn không thể kiên trì, điềm tĩnh thì mình khuyên các bạn không nên chơi chim. Chúc anh em có thể kiên trì và thuần hóa được con chào mào bổi của mình nhé.