Tình trạng chó bị ốm trong quá trình phát triển khiến cho những người chủ thấy rất lo lắng. Đặc biệt là hiện tượng nôn mửa, bỏ ăn ở chó. Liệu chó bị nôn bỏ ăn, nôn ra nước bọt có nguy hiểm không?
Như trên tiêu đề đã nói rõ, chó lừ đừ mệt mỏi bỏ ăn làm cho bạn phát sốt lên không hiểu tại sao, tất nhiên chỉ biết cún bị bệnh thôi chứ không biết phương pháp trị bệnh ra sao, Đối với những ai nuôi cún cưng thì sẽ không tránh khỏi trường hợp những khi chó bị ốm. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp nghiêm trọng như chó nôn ra nước bọt, bỏ ăn thì phải làm sao để xử lý cho đúng cách? Hôm nay, miluxinh.com sẽ cung cấp cho bạn biết thêm các thông tin về nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện và cách điều trị cũng như cách phòng tránh bệnh hiệu quả để chú cún cưng của bạn luôn khoẻ mạnh và các bạn cũng sẽ không phải lắng lo thêm nữa. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết này nhé.
Nội dung
I. Nguyên nhân dẫn đến chó bỏ ăn, lừ đừ mệt mỏi là gì ?
Nếu chú cún của bạn đột nhiên có những dấu hiệu, biểu hiện trạng thái mệt mỏi, bỏ ăn hay nôn ra bọt trắng, bọt vàng thì rất có thể nó đã bị mắc phải dị vật làm cản trở quá trình tiêu hóa hoặc có thể đã mắc bệnh. Thường thì tùy vào mỗi trường hợp cụ thể mà chúng ta sẽ có những phương pháp riêng để điều trị cũng như chữa bệnh cho bé cún.
1. Chó mệt mỏi, lừ đừ và hay nôn mửa do Canine Parvovirus gây ra
Đại đa số cún của bạn đã mắc phải bệnh Parvovirus – Một căn bệnh phổ biến ở chó, lây lan rất nhanh và khả năng gây tử vong khi mắc bệnh là rất cao.
Bệnh Parvo ở chó hay còn gọi là bệnh Canine Parvovirus. Đây là một bệnh truyền nhiễm vẫn được gọi là bệnh viêm ruột – dạ dày.
+ Bệnh lây trực tiếp từ chó này sang chó khác, khả năng nhiễm bệnh của chó dưới 1 năm tuổi và chưa được tiêm vaccine là rất cao.
+ Từ phân của chó bị bệnh phát tán ra môi trường và lây qua những chó khác.
+ Ngoài ra còn có một số nguyên nhân do tác nhân trung gian đã nhiễm Parvovirus truyền bệnh.
Có 2 hướng phát triển bệnh:
+ Parvovirus vào cơ thể chó rồi tấn công vào máu-> Tuỷ xương, hạch bạch huyết, lá lách -> Hoại tử tế bào lympho -> Giảm tế bào lympho -> Chết.
+ Parvovirus vào cơ thể chó rồi tấn công vào máu-> Ruột -> Hoại tử biểu mô ruột -> Viêm ruột, tiêu chảy -> Khỏi bệnh.
1.1. Triệu chứng của bệnh
Bệnh Parvo xuất hiện trên chó ở 3 dạng:
– Dạng đường ruột:
- Sốt kéo dài
- Ủ rũ, bỏ ăn, nôn mửa, mệt mỏi lừ đừ
- Tiêu chảy, trong phân có thể lẫn máu, niêm mạc ruột, keo nhầy và có mùi tanh
- Bị mất nước và chất điện giải nhanh chóng dẫn đến mệt lả, nhợt nhạt, hố mắt trũng sâu
– Dạng viêm cơ tim:
- Nôn mửa, kêu la lớn
- Nhợt nhạt, mệt mỏi
- Mắt lờ đờ nằm bệp trong ổ do bị thiếu máu nặng
- Niêm mạc miệng thâm tím, nhợt nhạt.
– Dạng viêm ruột kết hợp:
- Tiêu chảy nặng, thiếu máu
- Mất cân bằng điện giải
- Sốc tim, phù phổi.
Đối với bé cún mắc bệnh Parvo ở thể tim hoặc thể tim, ruột kết hợp thì tỉ lệ tử vong là rất cao, chết nhanh, với các biểu hiện tim, lách, phổi, ruột … xuất huyết nặng.
Pavovirus xảy ra trầm trọng với phần lớn chó con tuy vậy những chú chó trưởng thành cũng vẫn có thể mắc bệnh này. Nhưng nếu được can thiệp sớm thì vẫn sẽ có thể điều trị được. Nếu như không điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong có thể lên tới trên 80%. Bệnh này xảy ra và diễn biến rất nhanh chóng, những chú chó mắc bệnh thường tử vong khá nhanh chỉ sau từ 48 đến 72 giờ kể từ khi có những triệu chứng đầu tiên của bệnh.
1.2. Cách điều trị
+ Truyền dịch Lactate Ringer và Glucose 5% để chống mất nước và cung cấp năng lượng.
+ Chống ói bằng Primperan (metocloperamide) 1ml/10kg thể trọng tiêm bắp.
+ Imodium (Loperamide) 1 viên/15kg thể trọng bắt uống 3 lần/ngày để cầm tiêu chảy.
+ Dùng Actapulgite hoặc Varogel: 1 gói/10kg thể trọng, uống 3 lần/ngày.
+ Trợ sức bằng: B-complex hay Lesthionin C.
+ Sử dụng kháng sinh chống phụ nhiễm như: Septotryl, Baytril, Multibio 1ml/10kg thể trọng/ngày.
Lưu ý: Không có thuốc đặc trị, trên đây là điều trị theo triệu chứng để tạo miễn dịch cần thiết.
2. Chó bị nôn, bỏ ăn do bị bệnh về đường ruột
Bệnh viêm đường ruột ở chó là bệnh thường gặp, đặc biệt xuất hiện nhiều đối với các giống chó nhỏ có hệ miễn dịch yếu. Tuy nhiên thời gian ủ bệnh viêm đường ruột thường khá dài, nên nếu bạn nằm lòng được nguyên nhân và triệu chứng bệnh, sẽ giúp cơ hội điều trị cho cún cưng được kịp thời và hiệu quả hơn.
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm đường ruột ở chó, có thể kể đến như:
- Do virus: Một số loại virus như Parvovirus, Care, virus gây viêm gan truyền nhiễm,…
- Do vi trùng: Khuẩn E.coli, Leptospira, Salmonella.
- Do ký sinh trùng, nấm.
- Do chó ăn phải những chất độc nguy hiểm, ăn các thức ăn ôi thiu, không tiêu hóa được…
2.1. Triệu chứng của bệnh
-
Phân có màu bất thường, mùi tanh rất khó chịu.
-
Chó bỏ ăn hay ăn rất ít và nôn ra dịch vàng.
-
Chó bị sốt tăng lên 39.5-40 độ C do nhiễm trùng, bụng có thể căng lên.
-
Xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa ở giai đoạn khi bị viêm ruột non, giai đoạn tiếp theo là đau bụng, đi đứng không vững, má hóp, mắt lờ đờ không có thần sắc chứng tỏ chó đã bị viêm ruột.
-
Giai đoạn tiếp theo, chó sẽ không di chuyển vững vàng được nữa, má hóp lại, mắt lờ đờ thì chứng tỏ chó bị viêm ruột già. Phân của chó sẽ trở nên lỏng, màu đen hoặc xanh và bốc mùi rất tanh, đồng thời có chứa những mảng màu đỏ của máu do xuất huyết ruột già.
-
Nhịp tim cũng sẽ đập nhanh hơn mức bình thường từ 120-150 nhịp/phút, và thở rất gấp. Đây là triệu chứng nghiêm trọng bạn cần đưa chó đến bệnh viện điệu trị nhanh nhất có thể.
2.2. Cách điều trị chó bị bỏ ăn
Đầu tiên khi phát hiện ra các triệu chứng bạn cần ngưng cho chó ăn mà thay vào đó cho uống nước nhiều hơn. Sau đó sử dụng thuốc Anticholinergic cùng một số loại an thần Chlopromazin nếu chó nôn mửa và cho chó ăn cháo, kiêng đồ dầu mỡ, cá cho đến khi chó khỏi bệnh, phân bình thường lại; bổ sung thêm các loại Vitamin B1, ADE B Complex giúp tăng sức đề kháng cho chó trong quá trình điều trị.
Tùy thuộc vào từng trường hợp và giai đoạn bệnh phát triển sẽ có cách điều trị khác nhau.
– Trường hợp chó bị đi ngoài kèm theo nôn mửa
Cho cún cưng uống nước hay thuốc khi chó bị đi ngoài kèm theo nôn mửa là sai lầm của không ít người. Bởi việc làm này chỉ kích thích chó ói nhiều hơn mà thôi. Trong trường hợp này, bạn nên điều trị theo cách cấp nước bằng phương pháp tiêm truyền. Có thể tiêm dưới da, tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm xoang bụng.
- Dịch truyền có thể sử dụng như:
– Dung dịch sinh lý đẳng trương: Sinh lý mặn (NaCl 0,9%), sinh lý ngọt (Glucose 5%), Lactate ringer.
– Dung dịch ưu trương: Glucose 10%, 30%.
– Dung dịch bổ sung khác: Đạm (Aminovit, Vimelyte-IV), khoáng (Vime Canlamin, Canxi-Magie), vitamin (Hematopan-B, K, Babevit, Depancy, Vimekat,…).
Tùy vào tình trạng mất nước của chó mà lượng dịch truyền có thể thay đổi, thường dao động khoảng 10 – 20ml/kg thể trọng. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để kiểm soát triệu chứng tiêu chảy, phòng nhiễm trùng tái phát.
- Kháng sinh có thể sử dụng
Một số kháng sinh có thể sử dụng kèm theo, để điều trị bệnh viêm đường ruột ở chó như: Atropin, Primperan, Anti-Scour, Vizyme, Amoxi 15 % LA, Vimefloro FDP, Enroxic LA, Vitamin K, B.
Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng sinh hay vitamin nào, bạn đều phải tham khảo trước ý kiến của bác sĩ thú y.
– Trường hợp chó bị mất nước nhẹ
Nếu chó của bạn chỉ bị mất nước nhẹ mà không kèm theo hiện tượng nôn mửa thì đơn giản hơn, bạn có thể cấp nước cho cún bằng đường uống. Bằng cách pha dung dịch điện giải Electrolyte.
Bạn nên dùng ống tiêm đã bỏ mũi kim để bơm vào má trong tình huống chó không chịu uống. Mỗi lần bơm khoảng 1-2 ml / kg thể trọng của chó với liều lượng bơm 1 giờ 1 lần.
3. Chó mắc bệnh Care
Tính đến hiện tại, bệnh Care ở chó vẫn không có thuốc chữa triệt để và để lại di chứng rất nặng nề về sau. Đặc biệt, cơ hội để chữa trị khỏi là rất thấp.
Bệnh Care là bệnh truyền nhiễm do virus Canine distemper, thuộc họ Paramyxoviridae, giống Morbilivirus. Đây là một loại virus có khả năng lây nhiễm thông qua đường hô hấp, tiêu hóa. Bệnh có tính truyền nhiễm cao, có tính toàn cầu. Chó ở mọi loài, mọi lứa tuổi đều có khả năng nhiễm bệnh và lây nhiễm. Đặc biệt thường gặp nhiều nhất trên cún đặc biệt là những chú cún từ 3-6 tháng tuổi. Tỷ lệ tử vong khi mắc phải là rất cao.
3.1. Triệu chứng của bệnh
Trong giai đoạn đầu của chó bị Care:
- Bé sẽ có những triệu chứng chính bao gồm sốt cao (≥103.5 ° F hay 39.7 ° C),
- Mắt đỏ và chảy nước từ mũi và mắt.
- Một chú chó bị nhiễm bệnh sẽ trở nên uể oải và mệt mỏi lừ đừ, và thường sẽ bỏ ăn .
- Ho kéo dài, nôn mửa, và tiêu chảy cũng có thể xảy ra.
Trong giai đoạn sau của bệnh:
- Virus bắt đầu tấn công các hệ thống khác của cơ thể con chó, đặc biệt là hệ thần kinh.
- Não và tủy sống bị ảnh hưởng đấn đến con chó bắt đầu có những biểu hiện như động kinh, tê liệt, và loạn dưỡng.
Thỉnh thoảng, trên một số con có thể cảm nhận được sự cứng ở đệm chân của chúng bởi vì một số chủng virus có thể gây ra sự giãn nở bất thường hoặc làm dày các miếng đệm của bàn chân động vật.
3.2. Cách điều trị
- Ngay lập tức bù nước cho cún vì trong giai đoạn này chúng cực kỳ háo nước, cách tốt nhất là bạn chủ động đưa nước và miệng cho Cún để tránh cún bị nôn ra ngoài khi tự uống. Nước uống đun sôi để nguội nhé.
- Dùng bơm xi lanh lớn để bơm nước pha Glucose vào để bù nước, tránh để chó tự uống nước. Điều đó chỉ làm tình hình thêm tệ.
- Khi cún tiêu chảy nên sử dụng thuốc đặc trị tiêu chảy. Thuốc này bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y trước khi cho chó sử dụng.
- Tham khảo và thực hiện tiêm thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sỹ thú y. Lúc này, bác sỹ sẽ chỉ đạo tiêm cho cún những loại thuốc tiêm đặc trị và huyết thanh để giảm thiểu các triệu chứng.
- Bổ sung Glucose và các nước điện giải liên tục để hồi nước lại cho cún. Dùng lá nhọ nồi pha Glucose thêm chút muối.
- Khi cún chuyển sang các triệu chứng liên quan tới hô hấp, thần kinh, các bác sĩ thường sẽ sử dụng các loại thuốc đặc hiệu như thuốc an thần, thuốc chống bội nhiễm để giúp cún có thể chống lại bệnh.
- Ngoài ra còn có các loại thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng như vitamin C, B1…
- Không được để cún ăn bất kỳ thức ăn nào khi điều trị hệ tiêu hóa bởi sẽ gây tổn thương tới đường ruột của chó thêm.
II. Phòng tránh bệnh lừ đừ mệt mỏi và nôn mửa ở cún
1. Cách phòng, tránh bệnh parvo cho chó từ xa
- Miễn dịch chủ động bằng tiêm vaccine Parvo cho chó ngay từ 6- 8 tuần tuổi. Tiêm nhắc lại sau một tháng để hoàn thành “Miễn dịch cơ bản” cho chó non. Các bác sỹ thú y Hoa-Kỳ khuyến cáo tiêm thêm lần thứ ba sau một tháng cho “Miễn dịch cơ bản”. Sau đó hàng năm phải chủng nhắc lại một lần. Trên các nhãn thuốc, vaccine Parvo có ký tự ” P ” viết tắt của Parvovirus.
- Chó non dưới 4 tháng tuổi, chó chưa được miễn dịch với bệnh Parvo không nên cho tiếp xúc với chó khác hoặc các tác nhân “trung gian ” có thể truyền bệnh : môi trường, dụng cụ chăn nuôi vận chuyển chó, hoặc các chủ chó khác.
- Cần tiêm phòng vaccine chậm nhất 1 tháng trước khi chó mẹ mang thai để tạo miễn dịch tự nhiên cho chó con sau khi sinh.
- Chăm sóc, dinh dưỡng đủ chất và khoa học tăng sức kháng bệnh của chó. Tẩy giun sán chó non ngay từ một tháng tuổi.
- Ngoài việc tiêm phòng bệnh Dại là bắt buộc, nên chăng ngành Thú Y Việt nam cũng đưa bệnh Parvo vào Danh mục Các Bệnh phải Kiểm dịch ?
- Các chất tẩy rửa thông thường có thể diệt được virus. Cần làm sạch và sát trùng thường xuyên môi trường, chuồng trại, dụng cụ chăm sóc và các phương tiện vận chuyển chó.
2. Một số cách phòng, chống bệnh viêm đường ruột ở chó
Để tránh được những nguy cơ đến từ căn bênh viêm đường ruột này cho các bé cún của bạn, tapchidongvat sẽ gợi ý cho bạn một số cách sau:
- Cho bé cún ăn thức ăn đã được chế biến, được nấu chín. Tránh cho ăn thịt và trứng sống .
- Cho uống nước sạch không nhiễm bẩn.
- Nhớ luôn phải tẩy giun sán định kỳ cho bé.
- Tiêm phòng vaccine 5 bệnh ở chó định kỳ.
- Tách chó bị bệnh ngay ra khỏi đàn để tránh bệnh lây lan.
3. Cách phòng bệnh Care ở chó
Dùng vacxin nhược độc care tiêm phòng cho chó. Vacxin này an toàn, có thời gian bảo hộ cho chó từ 6 tháng đến 1 năm. Vì kháng thể từ mẹ có thể bảo vệ cho chó con đang bú từ 4 – 6 tuần, nên chỉ nên tiêm vacxin cho chó con từ 2 tháng tuổi. Để chắc chắn nên tiêm lại lần 2 vào lúc chó con được 3,5 tháng tuổi.
Điều quan trọng khi phòng bệnh cho chó đó là việc vệ sinh sạch sẽ. Bạn cần thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y, nuôi dưỡng chăm sóc chu đáo. Giữ vệ sinh chung nơi ở, chăm sóc sức khỏe cho cún. Đặc biệt, bạn nên cho cún vận động hằng ngày, mùa đông giữ ấm. Cho cún ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Trên đây là những căn bệnh rất nguy hiểm ở chó, nếu không có kinh nghiệm về việc chữa bệnh cho chó nên gọi cho bác sĩ thú y, hay đưa ra cơ sở thú y gần nhất nếu thấy triệu chứng bệnh của chó để kịp thời chữa trị các bạn nhé!