Bạn mới nhận nuôi một bé mèo con? Bạn đang tìm hiểu xem nên chăm sóc bé ra sao? Bạn đang băn khoăn không biết cho mèo con ăn gì? Vậy trong bài viết này, tapchidongvat sẽ giúp bạn đưa ra khẩu phần ăn phù hợp nhất cũng như các loại thức ăn phù hợp với những bé mèo con của các bạn nhé. Không chỉ vậy, trong bài viết này mình cũng còn muốn chia sẻ đến các bạn đang nuôi mèo một vài lý do mà mèo con bị mất mẹ, giúp các bạn chăm sóc được những chú mèo con rốt hơn.
Nội dung
1. Cách chăm sóc bé mèo con
Cách chăm sóc mèo con cũng giống như việc chăm sóc một đứa trẻ, bạn cũng cần phương pháp và bí quyết riêng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ từng bước thực hiện. Vậy, chúng ta cần làm gì để những chú mèo luôn khỏe mạnh, đáng yêu? Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé.
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, chế độ dinh dưỡng cũng như việc chăm sóc mèo cũng có sự khác biệt. Bạn cần hiểu về tình trạng sức khỏe của mèo ở từng giai đoạn để có cách kết hợp ăn uống tạo thói quen trong sinh hoạt hàng ngày.
1.2. Cách chăm sóc mèo con mới đẻ
Trong thời điểm này, thể trạng mèo còn khá yếu và nhỏ nên rất cần sự quan tâm đặc biệt từ các cô/ cậu chủ. Thức ăn cho mèo con khi mới đẻ chủ yếu là sữa (sữa mẹ hoặc sữa tiệt trùng). Do đó, bạn cần chú ý một số điều sau đây:
- Giữ mèo con luôn ấm 24/24 bằng đèn sưởi hoặc khăn bông.
- Hòa thêm canxi dành cho mèo vào sữa khi cho mèo ăn, liều lượng khoảng 1/6 viên/ ngày.
- Có thể cho mèo uống sữa tiệt trùng, liều lượng khoảng 3 – 4 lần/ ngày, có sự cách đều giữa các bữa ăn.
- Khử trùng bình sữa hoặc xi-lanh dùng để hòa sữa cho mèo bằng nước nóng 40 độ trước khi hòa sữa.
- Dùng khăn mềm để lau bộ phận đi vệ sinh của mèo con hàng ngày.
1.3. Cách chăm sóc mèo con 1 tháng tuổi
Mèo từ 1 tháng tuổi trở lên đã có thể đi lại dễ dàng hơn, cách chăm sóc có phần thay đổi cho phù hợp. Bạn đang tự hỏi nên cho mèo con uống sữa gì, tắm cho mèo con như thế nào? Hãy tham khảo những bước sau đây:
- Cho mèo uống sữa có hòa canxi, lượng canxi khoảng 1/8 – 1/6 viên/ ngày. Bạn lưu ý cho mèo con uống sữa 2 lần/ ngày là vừa phải.
- Việc giảm bữa uống sữa của mèo đồng nghĩa với việc mèo sẽ bắt đầu ăn thêm thức ăn khác. Bạn trộn thức ăn (thịt lợn, thịt gà, cá…) thật nhuyễn và cho mèo ăn giữa 2 lần uống sữa. Bạn lưu ý chọn kỹ thức ăn, tránh để mèo ăn phải xương cá, gà, lợn…
- Sử dụng các loại sữa tắm chuyên dụng cho mèo để vệ sinh tốt hơn, tắm cho mèo 1 lần/ tháng bằng nước ấm, đồng thời trị các bệnh ve rận.
1.4. Cách chăm sóc mèo con 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi
Lúc này mèo con đã có da thịt hơn và trong giai đoạn phát triển, cách chăm sóc cũng có nhiều thay đổi:
- Cai sữa dần dần, thay vào đó là cơm cùng các loại thịt có nhiều dưỡng chất hơn.
- Duy trì đều đặn liều lượng canxi trong chế độ ăn của mèo.
- Tập cho mèo ăn hạt, bạn có thể trộn cùng với sữa nếu mèo chưa quen ăn.
- Luôn chuẩn bị thêm một chén nước bên cạnh phần ăn của mèo, các loại chén ăn cần được vệ sinh thường xuyên.
- Tiêm phòng vaccine, tẩy giun… theo lời khuyên của bác sĩ thú y.
1.5. Cách chăm sóc mèo trên 6 tháng tuổi
Khi mèo đã cứng cáp hơn, chúng có sức đề kháng hơn, do đó chế độ chăm sóc cũng dễ dàng hơn nhiều. Tuy nhiên, sự thay đổi trong tính cách đôi khi hơi thiếu thân thiện, bạn cần lưu ý:
- Duy trì chế độ ăn uống đã được hình thành trước đó.
- Tiêm phòng và tẩy giun định kỳ tháng/ năm.
- Tránh việc đổi chủ đối với những chú mèo trên 2 tuổi vì mèo cũng dễ bị sốc tâm lý.
- Huấn luyện mèo từ sớm vì càng lớn mèo càng khó thay đổi thói quen cũ.
- Tránh cho mèo ăn một số loại thức ăn dễ khiến mèo bị ngộ độc như chocolate…
Trong giai đoạn này, nếu mèo có bất kỳ hiện tượng bất thường nào như đi ngoài, nổi mẩn đỏ, nôn… bạn cần đưa mèo đến cơ sở thú y gần nhất để kịp thời chữa trị.
2. Cho mèo con ăn gì là phù hợp
Mèo con là mèo ở độ tuổi vị thành niên. Sau khi sinh từ 7- 10 ngày chúng mới có thể mở mắt. Khi được 2 tuần tuổi, mèo con phát triển nhanh và chập chững tìm hiểu thế giới xung quanh. Sau 3- 4 tuần, răng mèo bắt đầu nhú ra, lúc này chúng có thể ăn được.
Do cấu trúc xương, cơ, hệ tiêu hóa còn yếu nên thức ăn giành cho mèo cần phải mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa và đầy đủ kalo, giàu protein, đạm, chất béo, chất xơ, vitamin, nước,…
2.1. Sữa
Ngay từ khi sinh ra, mèo con đã biết tự tìm đến bú sữa mẹ theo bản năng sinh tồn. Sữa là nguồn cung cấp protein, canxi và chất béo chính để giúp bé phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Trong giai đoạn đầu, sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính của chúng. Đối với trường hợp mèo mẹ thiếu sữa, sữa thiếu chất, mèo con mất mẹ thì cần bổ sung thêm sữa ngoài.
Lúc này, hệ tiêu hóa của mèo con còn yếu và khả năng hấp thụ kém, không thể chuyển hóa đường lactozo trong sữa bò, sữa bột khiến chúng sẽ bị đầy bụng, tiêu chảy. Do đó, bạn nên chọn các loại sữa công thức, sữa dê, sữa tiệt trùng và chứa ít đường, không nên cho chúng uống quá nhiều sữa để tránh bị thừa cân. Ngoài ra, bạn có thể mua những bình sữa cho mèo để tập cho chúng quên dần việc không có sữa mẹ trong giai đoạn sau khi mở mắt.
Các bạn có thể tham khảo một số loại sữa dưới đây nhé:
-
Maria Anders
-
KRM
-
Sữa PetLac
-
Royal Canin Babycat Milk
-
Precaten
-
CocoKat Milk Replacer
-
Alphatrino Milk
2.2. Thịt, nội tạng động vật
Mèo rất thích ăn các loại thịt động vật như bò, lợn, gà nhưng không nên cho mèo con ăn thịt mỡ sẽ gây khó khăn trong quá trình chuyển hoá thức ăn.
Chế biến thức ăn cho mèo từ thịt cho mèo con không nên nấu quá lâu vì sẽ làm giảm tỷ lệ tiêu hoá protein, mất đi một vài chất dinh dưỡng, vitamin và taurin. Bạn có thể rán, hấp hoặc nuộc thịt cho mèo trong một vài phút là được. Trong thành phần dinh dưỡng của những thực phẩm này, hàm lượng protein khá cao, đặc biệt là bò, dê, cừu,…Sau khi chế biến, mùi vị của chúng rất thơm và hấp dẫn, kích thích mèo con ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn cần phải nấu chín, không dùng thịt ôi thiu, nhiễm bệnh để bảo vệ sức khỏe cho mèo con.
Nếu bạn cho mèo ăn thịt thường xuyên thì không nên xay nhuyễn vì sẽ làm giảm lượng taurin, mèo thiếu chất này thường bị mù và mắc các bệnh về tim mạch nguy hiểm. Có thể cho mèo ăn thêm pate để bổ sung taurin.
2.3. Trứng gia cầm
Bạn có thể cho mèo con ăn trứng gà, trứng vịt nấu chín. Không được cho ăn sống vì trong lòng trắng trứng có chứa chất làm giảm sự tiêu hoá protein ở mèo. Mỗi quả trứng sẽ tương đương với 50gr thịt tươi.
Mỗi tuần, bạn có thể cho mèo ăn từ 1 đến 2 quả trứng (tương đương 50- 100g thịt), nên nhớ cần loại bỏ lòng trắng trước khi mang rán hoặc luộc vì nó chứa nhiều chất hạn chế quá trình tiêu hóa protein ở mèo con.
2.4. Các loại rau củ
Rau củ giúp kích thích và cải thiện hệ thực vật đường tiêu hoá. Rau củ đặc biệt tốt đối với các bé mèo đã triệt sản hoặc ít vận động. Cũng như các thực phẩm trên, rau cũng cần được nấu chín trước khi cho mèo ăn.
Đối với mèo con bạn không nên cho ăn nhiều rau vì chúng chỉ có thể hấp thụ 10gr đến 15gr mỗi ngày thôi. Lưu ý, những loại rau như chân vịt, cà rốt, đậu xanh không nên cho mèo ăn vì chứa nhiều axit oxalic.
Tuyệt đối không cho mèo ăn nho hay các loại hạt Macadamia vì có thể gây ngộ độc. Các triệu chứng suy thận cấp, rối loạn thần kinh, nôn mửa, suy nhược đều do mèo ăn phải loại thực phẩm này.
2.5. Cá
Mèo rất thích đồ tanh, đặc biệt là cá. Thịt cá cung cấp taurine- nguồn protein mèo con không thể tự tổng hợp được.
Có nhiều loại cá sống trong các môi trường nước khác nhau như nước biển, nước ngọt, nước lợ,…nhưng cá biển là loại cá được lựa chọn nhiều nhất nhiều Protein, vitamin A, D,…Bạn có thể chế biến cá bằng cách kho, rán, nướng…thậm chí là cá đóng hộp.
Lưu ý: Không cho mèo con ăn quá nhiều vì nó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Đặc biệt, có một số trường hợp mèo con bị dị ứng với cá. Khi cho mèo con ăn cá, hãy nhớ gỡ xương trước kẻo chúng bị hóc, rất nguy hiểm.
Quá trình chế biến thịt, cá chỉ diễn ra trong vài phút bằng cách rán, luộc, hấp vì nếu nấu lâu chất dinh dưỡng sẽ bị mất bớt, tỷ lệ tiêu hóa protein cũng giảm bớt.
2.6. Thức ăn khô
Bụng của mèo con rất nhỏ, không thể chứa được nhiều thức ăn trong khi cơ thể của chúng lại cần tiêu thụ lượng thức ăn lớn hơn, vì vậy việc cung cấp những lượng thức ăn nhỏ nhưng thường xuyên là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển cho một chú mèo con. Nếu bạn bận và không tiện lo nhiều bữa ăn nhỏ thì sao? Thức ăn hạt cho mèo là một giải pháp, chỉ cần bạn đáp ứng loại hạt tốt cho mèo con.
Bạn có thể dễ dàng tìm mua các túi, hộp thức ăn đóng sẵn trong những cửa hàng bán đồ cho thú cưng.
Loại thức ăn chế biến sẵn được làm từ thịt gà, gan gà, bột cá và các chất phụ gia khác theo công thức khoa học, đảm bảo đầy đủ khoáng chất, vitamin, taurine, omega. Chính vì thế chúng ta chỉ cần lựa chọn một sản phẩm phù hợp với lừa tuổi, cân nặng và giống của chú mèo nhà mình.
Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng chúng cho bữa ăn chính và phải lựa chọn sản phẩm phù hợp với lứa tuổi, giống mèo, cân nặng của mèo con..
3. Khẩu phần ăn cân bằng cho mèo
Bạn có thể điều chỉnh khẩu phần ăn cho bé mèo của mình dựa trên trọng lượng của nó. Mỗi 1kg trọng lượng của mèo sẽ cần từ 40 đến 50gr thức ăn. Trong đó, 50% là thịt động vật và 20% rau xanh cùng 20% cơm. Bạn cần lưu ý không nên cho mèo ăn cơm thường xuyên vì có thể dẫn đến tiêu chảy.
Ngoài ra thì để cân bằng khẩu phần ăn cho mèo con các bạn có thể tham khảo thêm cách làm pate mèo mà nuôi thú đã chia sẻ ở bài viết trước đây. Với cách làm pate thì bạn vừa có thể mang đến nguồn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cho mèo mà còn có thể bảo quản trong tủ lạnh để lấy ra cho mèo ăn khi cần.
Hy vọng, những chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc mèo con ăn gì một cách rõ ràng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc cho những chú mèo con có thể lớn nhanh để hành hạ mấy con sen.