Mèo bị nấm: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị hiệu quả

Chắc hẳn câu chuyện Mèo bị nấm không còn quá xa lạ đối với những ai đã và đang nuôi mèo. Không chỉ đem lại cảm giác khó chịu, ngứa ngáy mà còn gây mất thẩm mỹ đối với thú cưng nhà bạn. Vòng đời của những căn bệnh ngoài da như nấm, kí sinh trùng gây ra sẽ không có hồi kết nếu như phương pháp điều trị chưa đúng, hay do bạn chưa biết đến miluxinh.com với những bài viết chuyên sâu về mèo, trong đó có cả mèo bị nấm có dễ chữa không?

Nội dung

Bệnh nấm ở mèo có nguy hiểm không?

mèo bị nấm

Dermatophytosis – tên gọi chung cho tình trạng nhiễm nấm, gây ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể như da, lông hoặc móng của các loài động vật như chó, mèo.

Với biểu hiện như ngứa ngáy, khó chịu, rụng lông, có các vết mẫn đỏ xuất hiện ở một vùng hay lan ra khắp cơ thể mà báo hiệu tình trạng bệnh chuyển biến theo các mức độ như thế nào.

Bệnh nấm ở mèo có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, không tính cả giống loài và độ tuổi. Nhưng thường phổ biến ở các giống mèo lông dài, mèo Tây như mèo Ba Tư, mèo Anh hoặc các vật thể với sức đề kháng yếu sẽ có tỉ lệ nhiễm bệnh cao hơn.

Một số loại nấm thường gặp ở mèo như:  Malassezia pachydermatis, Cutaneous sporotrichosis, Disseminated sporotrichosis, Rhinosporidiosis, Phaeohyphomycosis, Mycetomas, Cryptococcosis, Coccidioidomycosis, Candidiasis,..

Tùy vào mức độ nhiễm bệnh, tình trạng thể chất, cách chăm sóc, cũng như loại nấm gặp phải mà gây ảnh hưởng ít nhiều đối với sức khỏe và tính mạng của các bé.

Mèo bị nấm nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời sẽ lây lan khắp cơ thể, gây rụng lông từng mảng, viêm da. Tình trạng sẽ xấu đi nếu dẫn đến nhiễm trùng máu, thậm chí là gây tử vong.

Ngoài ra, nó còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan đối với các cá thể mèo tiếp xúc gần, thậm chí là lây sang người.

Nguyên nhân

mèo bị nấm

Một nguyên nhân thường thấy nhất ở bệnh nhiễm nấm trên mèo đó chính là các vết thương ngoài da như bọ cắn, các vết trầy xước sẽ nhiễm trùng, tạo cơ hội cho các vi khuẩn kí sinh trên da.

Mèo bị lây bệnh từ các cá thể mắc bệnh.

Mèo không được vệ sinh sạch sẽ, hay môi trường sống có nhiều bụi bẩn, ẩm mốc, đó cũng tạo điều kiện để nấm phát triển ở mèo.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm ở mèo

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm

Mức độ nhẹ: Trên cơ thể xuất hiện các vẩy da chết, như gàu, da kích ứng, nỗi mẫn đỏ ở một vùng, có hiện tượng rụng lông nhiều hơn so với trước, kèm theo ngứa ngáy.

Mức độ trung bình: lông bị rụng thành từng mảng lớn, các vết đỏ xuất hiện nhiều hơn, có thể kèm theo lỡ loét nhẹ, tình trạng ngứa ngáy, khó chịu diễn ra nhiều hơn.

Mức độ nặng:  tình trạng viêm da lây lan ra khắp cơ thể, có xuất hiện các vết lỡ loét với diện tích lớn, lông bị trụi, bỏ ăn, cơ thể suy nhược, yếu ớt.

Cách phòng tránh bệnh nấm ở mèo

Cách phòng tránh bệnh nấm ở mèo

Thường xuyên vệ sinh, tắm rửa cho mèo với các sản phẩm dịu nhẹ, phù hợp với tình trạng lông và da ở mèo, sấy khô lông sau mỗi lần tắm.

Xác khuẩn các vật dụng chứa thức ăn, hay đồ chơi của mèo thường xuyên ,vệ sinh nơi ở, tránh ẩm mốc để luôn đảm bảo một môi trường tốt nhất cho các “hoàng thượng”.

Cho mèo tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào mỗi sáng để hấp thụ vitamin D và diệt trừ các vi khuẩn trú ngụ trên lông, trung bình là 30 phút/ngày.

Nên cách ly mèo nhiễm nấm đối với các cá thể khỏe mạnh để không bị lây lan mềm bệnh.

Điều trị nấm ở mèo đúng cách

Tùy vào tình trạng bệnh đang diễn biến ở từng mức độ mà có cách chăm sóc hay điều trị khác nhau. Với những trường hợp bệnh nhẹ có thể tự chăm sóc ở nhà nếu bạn không có điều kiện và thời gian đến các cơ sở thú y.

  • Tắm cho mèo 1-2 lần/ tuần với các sản phẩm đặc trị về bệnh ngoài da như ghẻ, nấm, hoặc sử dụng các loại dược liệu tự nhiên như lá trà xanh, chanh tươi.
  • Sử dụng thuốc bôi nấm như ; Nizoral, Kentax,Ketoconazol, Flucinazol ,fungikur hoặc thivandin, mỡ kẽm oxyd đúng liều lượng và thời gian. Lưu ý, tránh để các bé lém phải.
  • Sử dụng kháng sinh đường uống hoặc các loại thuốc như: Fungikur, Funginox, Intraconazole ( phương pháp này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được liều lượng và tác dụng phụ).
  • Cạo lông cho mèo để tránh tình trạng bị lây lan sang các vùng lân cận hay diệt trừ đi môi trường trú ngụ của vi khuẩn.
  • Mèo bị nấm rụng lông cần nên tránh các loại thực phẩm như: tôm, cua, cá, mực cùng các loại hải sản có thủy ngân cao như cá ngừ, trứng, măng, các loại thức ăn giàu đạm.

Đối với các tình trạng bệnh ở mức độ nặng hơn, không nên tự chăm sóc ở nhà, mà nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm nhất.

>> Mèo giao phối như thế nào

Bệnh nấm ở mèo rất dễ tái phát nếu không chữa tận gốc và không có chế độ chăm sóc cũng như dinh dưỡng phù hợp. Vì thế, đây tưởng chừng như một loại bệnh thông thường, nhưng nếu như không có sự can thiệp của thuốc đặc trị sẽ rất khó chữa tận gốc. Hãy luôn quan tâm và đừng chủ quan đến một dấu hiệu được xem là bình thường nhất, bởi nó là tiếng chuông cảnh báo cho sức khỏe của mèo yêu nhà bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
0