Chó Poodle: Cách Nuôi Poodle, Tips Chăm Sóc Đúng Chuẩn

Poodle là chú chó đáng yêu với bộ lông xoăn cá tính cùng tính cách thông tinh trung thành ôn hòa và thân thiện chúng thích hợp làm vật nuôi trong mọi gia đình. Nếu bạn đang có ý định có một bé Poodle làm thú cưng mà vẫn chưa biết cách chăm sóc cụ thể như thế nào thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách nuôi Poodle qua bài viết này nhé!

Chó Poodle.
Chó Poodle.

Nội dung

Chó Poodle là gì?

Nguồn gốc

Trong tiếng Đức, tên của giống cảnh khuyển “Pudel” này có nghĩa là “ thợ lặn”. Ở Pháp, chúng có tên khác là “Caniche”, nghĩa là “chó săn vịt”.Xuất xứ của Poodle là vấn đề hiện còn gây khá nhiều tranh cãi. 400 năm trước là thời điểm ra đời của giống chó này. Chúng được nuôi rất phổ biến bên Tây Âu.

Ở một số tài liệu cho rằng giống chó này có tổ tiên là chó lông xoăn vùng Trung Á. Tuy vậy, điều này không thể chắc chắn vì thời đó tại Nga, Pháp và Hungary cũng xuất hiện nhiều loài chó lông xoăn như vậy. Cho đến nay vẫn chưa ai xác định được thực sự Poodle đến từ quốc gia nào.

Ngoại hình

Nếu chỉ tính các loại được công nhận (trừ  size Teacup và Tiny) thì ngoại hình của chó Poodle  thuộc cỡ trung bình. Cơ thể  Poodle sở hữu lông xoăn, bông xù. Chúng có nhiều màu lông đa dạng: Nâu sữa, socola, trắng tuyết,….Đối với Poodle, lông của chúng mang cơ chế mọc giống tóc người rất đặc biệt, tỉa đi thì sẽ mọc lại rất nhanh. Da của Poodle đa sắc tố, thường sắc da sẽ trùng màu lông. Tai của giống chó này to, phẳng, dài rủ xuống hai bên má.

Chân trước và sau của Poodle có kích cỡ cân đối với chiều dài cơ thể chúng. Phần mông tròn, cong cùng đuôi chúng thẳng, hướng lên cao. Bàn chân của chú chó này nhỏ, hình oval. Những bé Poodle sở hữu cơ bắp ở bắp đùi và mông rất đẹp và săn chắc giúp chúng đi lại hết sức linh hoạt và nhẹ nhàng.

Tính cách

  • Thông minh, trung thành: Poodle là một trong những giống chó thông minh nhất thế giới. Chúng dễ huấn luyện, tiếp thu và học hỏi với tốc độ rất nhanh. Nếu bạn nuôi một bé Poodle từ nhỏ thì chúng sẽ coi bạn là duy nhất và thích quấn quýt, sát cánh bên bạn ở bất kỳ nơi đâu.
  • Tinh nghịch và đáng yêu: Poodle rất thích nô đùa trong không gian rộng rãi. Bạn nên dành thời gian của bản thân để dẫn chúng đi dạo và hoạt động bởi nếu ở trong nhà quá lâu thì chú cún của bạn rất dễ cáu kỉnh, hung dữ.
  • Dễ gần, thân thiện: Những bé Poodle sẽ là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn có ý định nuôi chúng để vui chơi với trẻ con của gia đình.. Đối với các vật nuôi trong gia đình bạn, Poodle khá hòa đồng và hiếm khi đi gây chuyện. Với người lạ, chúng chỉ tỏ ra hung dữ bằng cảnh sủa hay gầm gừ như một nhắc nhở chứ cũng không cắn người.
Chó Poodle là gì?
Chó Poodle là gì?

Môi trường sống thích hợp của Poodle.

Giống cảnh khuyển này khá dễ nuôi. Chúng có thể sinh sống ở bất kì đâu với chủ của mình từ ngoại ô đến thành thị… Vì cơ thể không quá lớn nên chúng có thể nô đùa vui vẻ trong không gian không quá lớn. Tuy nhiên bạn cũng cần thường xuyên đưa chúng đi dạo vì giống chó này cần được quan tâm đến việc tập thể dục. Mặt khác, nếu ở nhà quá lâu sẽ khiến chúng trở nên sợ người, nhút nhát.

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho Poodle

Poodle từ 2 – 4 tháng tuổi

Đây là độ tuổi những bé Poodle mới cai sữa. Chúng còn khá yếu ớt và cần sự quan tâm kỹ càng từ chủ mình. Bạn nên cho cún cưng của mình bắt đầu ăn những thức ăn mềm, đã xay nhuyễn: cháo loãng, thức ăn khô đã được ngâm mềm… Một ngày nên chia làm nhiều bữa ăn (4 đến 5 bữa) cách đều nhau. Lượng thức ăn cho Poodle thời kỳ này nên vừa đủ, không quá nhiều hay quá ít. Bạn có thể cho các bé uống sữa ấm, khoảng 200 – 300 ml mỗi ngày là hợp lý.

Poodle từ 4 – 6 tháng tuổi

Poodle thời kỳ này đã có thể ăn cơm nhão thay cho cháo. Bạn có thể đưa vào thực đơn của các bé các loại tôm, thịt, rau đã được làm mềm hay xay nhuyễn. Để cung cấp nhiều dưỡng chất một cách đơn giản, bạn có thể trộn cơm với rau và thịt đã được xắt nhỏ. Với đồ ăn khô, bạn nên ngâm qua nước để làm mềm trước khi cho chú cún của mình ăn. Bạn có thể giảm khẩu phần của Poodle giai đoạn này xuống 4 bữa 1 ngày cách đều nhau. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung sữa ấm khoảng 300 – 400 ml mỗi ngày cho cún cưng để chúng có đủ dưỡng chất.

Poodle từ 6 tháng tuổi

Đây là thời kỳ bộ lông của chúng phát triển nhất. Nếu bạn muốn chú chó cưng của mình sở hữu bộ lông óng mượt thì những thức ăn giàu Protein như thịt bò, cá, trứng vịt lộn,…là không thể thiếu trong khẩu phần của chúng. Vào 6 tháng tuổi trở lên, Poodle của bạn chỉ cần ăn 3 bữa một ngày nhưng cần tăng lượng thức ăn và cung cấp đủ các chất: Canxi, tinh bột, chất xơ,… để chúng có thể phát triển khỏe mạnh nhất.

Poodle trong thời gian sinh sản

Tháng đầu tiên trong thai kỳ, Poodle có thể ăn như bình thường. Bạn có thể bổ sung canxi, sắt cho Poodle mẹ để có thể phát triển các thai nhi chó.

Tháng thứ 2 trở đi: Bụng Poodle bắt đầu phát triển rất mạnh mẽ. Chó mẹ cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là Protein trong khẩu phần ăn. Vì mang thai nên chú chó của bạn sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn trước, vậy nên bạn hãy chia nhỏ thành 4 đến 5 bữa một ngày. Lượng thức ăn nên vừa đủ, tránh dồn vào một bữa.

Chế độ thức ăn của Poodle.
Chế độ thức ăn của Poodle.

Vệ sinh chó Poodle đúng cách.

Tắm rửa cho Poodle

Poodle không ưa thời tiết quá lạnh hay quá nóng và rất dễ bị cảm lạnh nên khi tắm cho chúng bạn cần chú ý đến nhiệt độ nước tắm, 35-40 độ là thích hợp nhất. Với thời tiết mùa hè nên tắm từ 2-3 lần/tuần, mùa đông chỉ nên tắm từ 1-2 lần/tuần. Trong quá trình tắm chủ nhân cũng cần lưu ý đến các bộ phận dễ là nơi trú ngụ của mầm bệnh như: mắt, tai, da, kẽ chân, răng miệng… Sau khi tắm cần sấy khô ngay cho chúng để tránh bị cảm.

Cắt tỉa móng và lông.

Đây là loài chó có bộ lông khá dày xù xoăn và rất dễ xơ rối bạn nên dành chút ít thời gian khoảng từ 1-2 lần/ngày trải lông bằng lược chuyên dụng cho chúng để bộ lông dễ vào nếp không bị rối tung và hạn chế được tình trạng lông bay lung tung khắp nhà. Chủ nhân cũng cần chú ý đến độ dài lông Poodle chúng cần được cắt tỉa gọn gàng để không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn và việc đi lại đặc biệt là vào những ngày hè nóng nực sẽ không khiến chúng cảm thấy khó chịu nóng nực bức bối.

Bên cạnh đó móng của Poodle cũng dài khá nhanh và sắc nhọn bạn nên cắt tỉa cho chúng khoảng 1 lần/tháng nếu không đây sẽ là nguyên nhân gây ra những vết thương trong quá trình tập luyện hay vết xước trên đồ vật trong nhà.

Vệ sinh nơi ở, chuồng trại.

Để đảm bảo tốt cho sức khỏe và sự phát triển của Poodle bạn cũng nên chú ý cọ rửa sạch sẽ chuồng trại, khử mùi hôi do nước tiểu và phân, sát khuẩn khử độc không khí, tạo môi trường thoáng mát thông khí,….

Vệ sinh cho Poodle.
Vệ sinh cho Poodle.

Một số bệnh thường gặp ở chó Poodle cần lưu ý

Bệnh đường ruột.

Loại bệnh này rất phổ biến bởi hệ tiêu hóa của Poodle khá nhạy cảm, tác nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này là do các loại giun sán kí sinh hay vi khuẩn virut xâm nhập làm gián đoạn và phá hoại hoạt động chức năng của đường ruột. Những chú chó mắc bệnh này thường hay bị tiêu chảy, mệt mỏi nôn mửa, chướng bụng, kém phát triển, phân loãng có mùi hôi tanh…

Cách điều trị là cho chúng dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị như Spectylo, Pna.campho, tẩy giun,…kết hợp với các loại vitamin theo chỉ định của bác sĩ ngoài ra nên cho chúng ăn chín uống sôi đảm bảo vệ sinh sạch sẽ không nên ăn các thức ăn khó tiêu,  thức ăn thừa, thức ăn ôi thiu quá hạn.

Bệnh viêm da.

Loại bệnh này có thể gặp ở bất kỳ giống chó nào nhất là loài chó có bộ lông dày như Poodle. Nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này là do các con vật ký sinh da (rận, ve, chết) hút máu để lại các vết thương hở hoặc trong quá trình cắt tỉa lông cho chúng không may làm tổn thương da mà không biết những vết thương hay do cơ địa của chúng. Những chú chó mắc bệnh này thường ngứa ngáy khó chịu hay cáu kỉnh cào cấu, da mẩn đỏ chảy mủ, lông rụng nhiều để lại những vết loang lổ,…

Cách điều trị là bạn nên cho chúng dùng thuốc kháng sinh, bôi thuốc chống viêm, sát khuẩn vết thương theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình điều trị cần cắt tỉa lông ở vùng bị viêm, không nên tắm quá nhiều thay vào đó hãy rửa vết thương bằng oxy già hoặc muối loãng, hạn chế tiếp xúc với các con vật bị bệnh tương tự.

Bệnh ho

Căn bệnh này thường xảy ra vào những ngày trái gió trở trời khi thời tiết thay đổi nhất là những chú chó nhập từ nước ngoài về chưa thích ứng được với khí hậu Việt Nam sẽ dễ mắc bệnh. Những triệu chứng dễ thấy khi Poodle bị bệnh ho là ho khan, ho có đờm, ho kéo dài, mắt sưng, sổ mũi,…

Cách điều trị là cho chúng sử dụng các loại kháng sinh chống viêm nhiễm theo chỉ định, vệ sinh răng miệng hàng ngày, dọn dẹp nhà cửa tạo không khí trong lành thoáng mát, cung cấp các bữa ăn đầy chủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm các chất bổ, vitamin để tăng cường hệ miễn dịch.

Cẩn trọng một số bệnh Poodle thường mắc.
Cẩn trọng một số bệnh Poodle thường mắc.

FAQ

Khi nuôi Poodle cần chuẩn bị những thứ gì?

Những đồ thiết yếu cần chuẩn bị khi nuôi Poodle:

  • Thức ăn khô, thức ăn đóng hộp.
  • Lược chuyên dụng, bấm móng chân cho chó.
  • Chuẩn bị nhà, truồng, chỗ ở hợp lý.
  • Dây xích, vòng đeo cổ, chip định vị.
  • Bát đựng đồ ăn, sữa tắm, dụng cụ vệ sinh răng miệng, đồ chơi

Độ tuổi thích hợp để huấn luyện Poodle?

4 tháng tuổi là độ tuổi thích hợp nhất để huấn luyện Poodle, chúng đã bắt đầu có nhận thức thế thế giới xung quanh ham khám phá học hỏi, dễ dàng uốn nắn, có tính tập trung cao không như những chú chó nhỏ hơn tuy chúng rất ngoan nhưng hoạt động chủ yếu vẫn là ăn và ngủ còn lớn hơn xíu nữa chúng thường hiếu động khó bảo hơn và hay bị lơ đễnh không tập trung.

FAQ về Poodle.
FAQ về Poodle.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách nuôi Poodle hy vọng những thông tin này của Milu Xinh sẽ giúp ích cho bạn khi chăm sóc loài chó đáng yêu này nhé để chúng phát triển khỏe mạnh và ở bên cạnh chúng ta lâu hơn nhé! Chúc các bạn thành công và hẹn gặp lại ở những trang viết tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
0