Sinh đẻ là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong vòng đời của một chú chó cái. Loài chó thường mất 2 tháng đến 63 tuần để sinh ra một lứa đời sau. Vậy làm sao để chuẩn bị tốt cho cô chó nhà bạn vượt cạn, đâu là dấu hiệu chó sắp sinh? Bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu và khám phá nhé!
Nội dung
Vì sao cần nhận biết các dấu hiệu sắp sinh của chó?
Giai đoạn sinh đẻ là một công cuộc quan trọng của chó cái, vì thể nhận biết dấu hiệu sắp đẻ của chó sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm thế cùng những vật dụng cần thiết, hạn chế những rủi ro trong quá trình mang thai và giai đoạn sinh nở, giúp bé chó và lứa con được ra đời khỏe mạnh, an toàn.
Cần chuẩn bị gì trước sinh sản cho chó.
Nếu đã nhận thấy em chó nhà bạn bước có dấu hiệu mang thai, gia chủ nên chuẩn bị trước những điều sau
- Nắm rõ ngày bé chó phối giống để dự sinh.
- Nằm lòng các dấu hiệu sắp đẻ để chuẩn bị tâm lý, dụng cụ hỗ trợ.
- Trang bị những dụng cụ trợ sinh nếu muốn giúp em chó sinh đẻ ngay tại nhà mà không cần sự hỗ trợ từ các bác sĩ thú ý: panh cầm máu, thuốc sát trùng hay kéo phẫu thuật,..
- Học thành thạo kỹ thuật cắt dây rốn cho cún sơ sinh: Hãy cắt dây rốn cách bụng khoảng 2cm bụng con non rồi dùng kéo phẫu thuật cắt nốt phần dây rốn còn thừa khi đã cách xa lứa chó con.
- Sát trùng kỹ lưỡng dụng cụ bằng cồn 70 độ hoặc iot 5%, chú ý đeo bao tay khi thực hiện.
Các giai đoạn tiền sinh sản
Các cô chó cái khi bước vào quá trình sinh đẻ phải trải qua ba giai đoạn tiền sinh. Dưới đây là các biểu hiện tiền sinh sản ở loài chó qua các giai đoạn.
Giai đoạn dạo ổ
Đầu tiên là giai đoạn dạo ổ, bạn có thể nhận thấy trước 48 giờ khi chúng hạ sinh thông qua ngoại hình và hành vi.
- Khi này, các nàng chó thường đi tìm ổ đẻ, đây coi như là thói quen, truyền thống, tập tính bảo vệ con của bất kỳ giống loài nào. Do đó, 2 ngày trước khi lâm bồn, bạn sẽ thấy em chó đào bới, gom vải vụn vặn lại thành từng khu để chuẩn bị trước ổ sinh nở cho mình.
- Hành vi bỏ ăn thường là biểu hiện rất đỗi bình thường trước ngày sinh của loài chó tuy nhiên lại khiến người nuôi khá lo lắng. Dấu hiệu chán ăn sẽ xuất hiện trước 1 đến 2 ngày, chúng sẽ ăn rất ít hoặc thậm chí không ăn gì cả. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngược lại, trước sinh vài ngày, chó mẹ lại ăn rất nhiều dẫn đến tình trạng nôn mửa, ói do dạ con bị ép sát vào thành tử cung.
- Một biểu hiện khác của giai đoạn này chính là chó mẹ có tần suất đi tiểu dày đặc, gấp nhiều lần so với bình thường. Nguyên do là sự phát triển của dạ con ngày một lớn dần, chúng dồn ép các cơ quan khác, trong đó có bàng quang.
- Về ngoại hình bên ngoài, dấu hiệu tiền sinh của chó mẹ biểu hiện rất nhiều qua bầu vú. Sắp sinh bầu vú sẽ căng phồng lên, núm vú sưng to hơn bình thường và sữa của chúng có màu trắng đục. Màu sắc của sữa cũng là dấu hiệu cần lưu tâm vì chúng biểu hiện tình trạng sức khỏe của chó mẹ. Nếu màu sữa hơi ngả sang vàng tức là chúng đang có các dấu hiệu sức khỏe không tốt, thậm chí là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần khám ngay.
- Bạn cũng có thể nhận biết giai đoạn này qua nhiệt độ của chó. Vì thế theo dự tính ngày đẻ, các y bác sĩ thú y khuyên bạn nên đo 1 đến 2 lần mỗi ngày nhiệt độ trực tràng của chó để xác định dấu hiệu sinh chính xác và nhanh chóng nhất. Cụ thể, nhiệt độ bình thường của chó rơi vào tầm 38 đến 39 độ C nhưng khi nhiệt độ cơ thể chó mẹ có dấu hiệu giảm xuống thấp hơn nhiệt độ bình thường khoảng 36 đến 37 độ C thì gần như chắc chắn nàng ta sẽ lâm bồn trong khoảng 12 giờ tới.
Giai đoạn đau đẻ
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn đau đẻ, dấu hiệu của chúng trong giai đoạn này được biểu hiện qua:
- Sự thay đổi kích thước cổ tử cung do chuyển dạ. Lúc này cổ tử cung sẽ co thắt thành từng cơn thắt lên rồi quặn xuống khiến chúng cuống quýt, hấp tấp cố gắng quay đầu ra sau không ngừng liếm bộ phận sinh dục của mình để giảm thiểu từng cơn đau tột cùng.
- Đi kèm với đó, bạn sẽ thấy những tiếng đau rên ư ử, dấu hiệu khó thở, thở hổn hển không ra hơi và cố gắng rặn cong lên thành từng đợt với hy vọng đau đớn sẽ qua đi.
- Khi tần suất đau đớn tăng dần, gấp rút và khi thời khắc sinh nở chỉ còn đếm ngược bằng giây.
- Dấu hiệu đau đẻ này sẽ xuất hiện trong 6 đến 12 tiếng ngay trước thời gian sinh.
Giai đoạn đẻ
Giai đoạn cuối cùng trước khi thay đổi trọng trách làm mẹ là chiếc bọc ối lòi hẳn ra ngoài âm hộ, căng tròn như quả bóng nước, tiếng rên, tiếng rặn của chó mẹ liên tục, bọc ối có dấu hiệu nứt vỡ, phần âm hộ phình to và căng cứng. Ngay lúc này, bạn có thể quan sát được lứa con bên trong bọc ối. Đây là trường hợp sinh đẻ tự nhiên nhưng nếu chó con mới chỉ lòi ra được ½ bạn nên can thiệp đỡ đẻ cho chúng bằng cách kéo nhẹ theo hướng từ trên xuống dưới và từ trước ra sau nhanh nhất có thể, sau đó xé bọc nước, cắt dây rốn và lau lại dịch mũi cún con bằng khăn ẩm và kích thích hô hấp cho chúng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên hỗ trợ chứ đừng nôn nóng can thiệp quá sâu vào quá trình ấy.
Theo đó, mỗi bé cún ra đời sẽ cách nhau 10 đến 30 phút sau mỗi đợt co thắt tử cung thậm chí mất tới 4 tiếng đồng hồ nghỉ ngơi chó mẹ lấy lại sức.
Cụ thể, chó mẹ sẽ xé từng bọc nước ối lứa con, nhai dây rốn và liếm láp, làm sạch cho từng đứa con của mình. Mỗi chú cún con ra đời sẽ cách nhau từ 10-30’ sau các cơn co thắt mạnh.
Có một vài lưu ý dưới đây:
- Trường hợp vỡ ối, nước ối có màu xanh đã chảy ra ngoài ngoài mà chó con vẫn chưa xuất hiện thì rất dễ rơi vào trường hợp đẻ khó hay bị kẹt thai vùng âm đạo.
- Các giống chó nhỏ thường khó sinh vì tới 70% do hộp sọ khá lớn nên phải can thiệp sinh mổ.
- Chế độ ăn uống không hợp lý khiến cơ thể trì trệ, hoảng loạn, không ổn định khiến bị chảy máu khi mang thai.
- Sau 4 tiếng nghỉ ngơi mà không thấy dấu hiệu sắp sinh chó con tiếp thì cần liên hệ ngay với bác sĩ thú y để có những biện pháp can thiệp kịp thời.
- Sau khoảng 30 phút đến 1 tiếng, tử cung co thắt dữ dội mà vẫn chưa sinh được thì bạn cần ngay lập tức lưu ý vì đã rơi vào trường hợp khó sinh.
Lưu ý khi chó có dấu hiệu chó sắp sinh
Khi bé chó nhà bạn có những biểu hiện sắp đẻ, bạn nên thực hiện nhanh chóng một số việc sau:
- Xem lại lịch dự kiến xem đã gần sát ngày theo lịch dự kiến từ khi giao phối chưa.
- Khi phát hiện những dấu hiệu chó sắp sinh bằng dấu hiệu dạo ổ, bạn hãy quan sát chúng nhiều hơn. Quan sát và quản lý em chó kỹ càng trong 24 tiếng trước khi đẻ để tránh bị đẻ rơi hay bị bỏ con.
- Cần chuẩn bị trước ổ đẻ và các dụng cụ đỡ đẻ khác.
- Chuẩn bị trước số điện thoại và cách thức liên hệ với bác sĩ thú y phòng trường hợp khẩn cấp.
- Gọi ngay cho các bác sĩ thú y nếu phát hiện các trường hợp bất thường: chảy máu quá nhiều, rặn đẻ không ra, ngôi thai xoay ngược hay tình trạng chó mẹ ngày càng tồi tệ,…
- Hỗ trợ chúng việc dọn ổ, tìm một khu vực sạch sẽ thoải mái, tạo cảm giác an tâm, bạn cũng tuyệt đối tránh cho các em chó ăn nhiều sữa, thịt.
- Liên hệ với bác sĩ thú y thực hiện thăm khám để đảm bảo trước sinh em chó luôn trong tình trạng sức khỏe tốt nhất.
Một vài biến chứng có thể xảy ra
Có 2 biến chứng thường xảy ra khi chó có biểu hiện mang thai, cụ thể:
Sảy thai
Trong giai đoạn mang thai, nếu thai mới được 4 tuần tuổi mà bị ra thì chắc chắn em chó đã bị sảy thai.
Việc này thường được nhận biết thông qua núm vú hoặc vùng bụng khi chúng né dần đi và sát ngày sinh vẫn không có hiện tượng sinh đẻ thì tiêu thai đã xảy ra. Nhưng để chắc chắn 100% thì đây là điều không thể do phần bào thai, nhau thai rất nhỏ nên khó phát hiện phần bụng hay vú có sự thay đổi về kích thước.
Sinh non
Khi mới được khoảng 4 đến 8 tuần tuổi thai kỳ nhưng vì bất kỳ lý do gì mà đã bị đẩy ra ngoài trước hạn thì em chó này đã có dấu hiệu sinh non. Bạn nên chú ý đến sức khỏe chó mẹ bởi thiên hướng ăn thái và các chất bị thối rữa khi chúng sinh non sẽ rất dễ gây bệnh rối loạn tiêu hóa.
Trên đây, bài viết của Milu Xinh đã cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết về dấu hiệu chó sắp sinh. Hy vọng rằng những thông tin trực quan trên đã giúp bạn hiểu sâu và rõ hơn về một giai đoạn, nghĩa vụ cao cả thiêng liêng trong cuộc đời chó cái, từ đó có thể hỗ trợ bạn và em chó của bạn cùng bước qua một bước ngoặt to lớn khi đón chào nhiều thành viên mới.