Ưu – nhược điểm của chó Poodle

Bài viết này được viết theo yêu cầu của các bạn yêu thích chó Poodle tại Việt Nam. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về giống chó nào, hãy yêu cầu tại khu vực comment dưới bài viết nhé, miluxinh.com sẽ ưu tiên những giống chó được yêu cầu nhiều hơn để làm trước. Xem clip giống chó Poodle trên kênh Youtube Dogily Petshop sau đây:

Do kiến thức là rất rộng lớn nên có chỗ nào còn thiếu hay sai sót các bạn góp ý nhé, mọi comment chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy chó đều được hoan nghênh!

ưu nhược điểm của chó poodle
Ưu nhược điểm của chó poodle

Ưu điểm của chó Poodle:

– Poodle đẹp, màu lông đa dạng. Có 4 loại kích cỡ nên bạn có thể tha hồ chọn tùy theo không gian sống của bạn.
– Teacup Poodle dưới 2,7kg.
– Toy Poodle từ 2,7 kg đến 4kg.
– Mininature Poodle từ 6.8kg đến 7,7kg.
– Cỡ tiêu chuẩn Standard Poodle từ 20,5kg đến 31,5kg.

Poodle là giống chó thông minh, trung thành và dễ huấn luyện. Chúng thân thiện và tình cảm với các thành viên trong gia đình. Chúng hòa đồng với trẻ em, các giống vật nuôi và các giống cho khác.

Poodle có thể nuôi làm chó canh gác vì nó khá thính nhạy, cảnh giác với người lạ. Poodle chỉ sủa khi báo động cho bạn, ngoài ra nó khá điềm tĩnh và không hay sủa bậy hoặc hú lên như 1 số loại chó khác như Husky ngáo đá chẳng hạn. Poodle thích hợp với cả khí hậu nóng và lạnh nhưng ưa khí hậu nóng hơn.

Nhược điểm của chó Poodle

Poodle cần thời gian tập luyện hàng ngày để giữ dáng vì Poodle rất dễ lên cân. Bạn cần dành thời gian cho Poodle khá nhiều, nếu bạn không quan tâm hay bỏ mặc lâu sẽ khiến nó trở nên quậy phá.

Muốn giữ bộ lông Poodle đẹp thì bạn phải bỏ rất nhiều thời gian và công sức để chăm sóc.

Poodle rụng khá nhiều lông và rất khó có thể chăm sóc cho bộ lông của chúng. Với bộ lông dày, dài và xoăn thì chế độ chăm sóc cần được chú ý hơn tất thảy. Việc vệ sinh sạch sẽ, tỉ mỉ phải được diễn ra hàng ngày. Cụ thể: mỗi tuần nên tắm 1 lần, nếu trời lạnh thì 2 tuần tắm 1 lần với nước ấm vừa phải.

Để lông sạch đẹp và thơm tho, khi tắm bạn cần dùng nước ấm để xả sạch bụi bẩn trên người chúng, sau đó dùng dầu tắm chuyên dụng cho thú cưng để làm sạch và massage lông cho Poodle. Sau khi xả sạch với nước hãy nhớ dùng thêm dầu dưỡng để bộ lông của em cún được mềm hơn, hóng hơn nữa nha. Một cốc sữa ấm là phần thưởng sau khi tắm xong sẽ giúp em cún của bạn ấm bụng và thích thú với việc tắm gội hơn rất nhiều.

Lông của Poodle rất nhanh dài nên khoảng 2 tháng phải cắt tỉa 1 lần và phải chải lông mỗi ngày bằng lược có gai mềm lược bỏ những lông đã yếu rụng để lông bông xù và không bị rối. Thông thường phải từ 1 tuổi trở lên thì lông Poodle mới hoàn thiện và dễ tạo kiểu.

Song song với quá trình vệ sinh lông, bạn cần thường xuyên kiểm tra các bộ phận như tai, mắt, răng miệng của Poodle để nắm bắt được tình trạng sức khỏe của cún.

Poodle hay chảy nước mắt và làm ướt vùng lông quanh mắt, má, mõm… Vì vậy bạn nên rửa mặt cho em ấy hàng ngày để tránh bị bết lông, gây mất thẩm mỹ và có thể sinh bệnh cho Poodle nhà bạn.

Poodle dẽ bị đi lạc nếu bạn thả rông vì em ấy có tính tò mò cao, hãy chú ý tới vấn đề rào chắn hoặc cổng nhà bạn đóng kín hay đảm bảo em Poodle luôn ở trong khu vực tầm ngắm của bạn.

Chó Poodle vốn dĩ không phải là gống chó có thể chất tốt

Chó Poodle vốn dĩ không phải là gống chó có thể chất tốt, nhất là các dòng size nhỏ. Chính vì thế chúng thường gặp các bệnh hô hấp, các bệnh về lông, về da, xương khớp và đường ruột ( Parvo – bệnh viêm ruột dạ dày , Carre – hội chứng sốt, viêm phổi, viêm ruột và thường xảy ra ở cón cho từ 3-6 tháng tuổi, có tỉ lệ tử vong cao).

Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, giống chó Poodle rất ễ bị bệnh về da, xuất hiện vảy gầu. Về mùa đông, chúng dễ bị mắc các chứng bệnh ho, nặng hơn là viêm phổi và viêm phế quản nên cần phải gữ ấm cho chúng khi trời lạnh.

Và điều đặc biệt cần chú ý, nhất là với chó con dưới 1 tuổi, đó là phải tiêm đủ các mũi phòng bệnh cho cún ( mũi 5 bệnh, mũi 7 bệnh) và tẩy giun sán định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.

=>> Kết luận: Tuy chúng ta thấy phần nhược điểm liệt kê bên trên của Poodle nhiều hơn phần ưu điểm khá nhiều nhưng miluxinh.com tin chắc rằng khi bạn đã lựa chọn 1 em Poodle làm thú cưng của riêng mình thì việc quan tâm, yêu thương và chăm sóc Poodle sẽ chẳng còn là điều khó khăn nữa.

miluxinh.com mong rằng qua bài viết trên các bạn sẽ thêm yêu các em Poodle của mình nhiều hơn nữa. Nếu có thắc mắc nào hãy comment và cùng chia sẻ với miluxinh.com ngay từ hôm nay nhé. Chúc các bạn thành công!

 

1 thoughts on “Chó bị lừ đừ mệt mỏi, bỏ ăn phải làm sao?

  1. Phương Trinh says:

    Chó nhà em đc 1 tháng 5 ngày . 2 ngày đầu còn đi nặng nhưng đã 3 ngày ko đi r . Ko bk có nị sao ko ạ . Với lại nhìn vẻ lừ đừ mệt mi vs chán ăn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
0